Hàn Quốc kiện Hoa Kỳ tại WTO liên quan đến vấn đề “phá giá mục tiêu” và “tổ chức công” trong một số vụ việc Hoa Kỳ áp th

09/10/2013 12:00 - 1256 lượt xem

Ngày 3 tháng 9 năm 2013, WTO đã công bố yêu cầu tham vấncủa Hàn Quốc liên quan đến biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp do HoaKỳ áp dụng đối với sản phẩm máy giặt cỡ lớn (large washing machines) nhập khẩutừ Hàn Quốc (vụ việc DS464).

Trước đó, ngày 18 tháng 12 năm 2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ(DOC) đã ban hành quyết định cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phágiá, chống trợ cấp đối với mặt hàng máy giặt cỡ lớn nhập khẩu từ Hàn Quốc vàothị trường Hoa Kỳ theo đó, mức thuế chống bán phá giá được xác định là 13,02%và 9,29% đối với máy giặt của LG và Samsung nhập khẩu từ Hàn Quốc và 72,41% vớimáy giặt Samsung được sản xuất tại Mexico. Đồng thời DOC cũng công bố mức thuếchống trợ cấp là 1,85% đối với Samsung. Vào tháng 2 vừa qua, Ủy ban Thương mạiquốc tế (ITC) cũng đã khẳng định rằng ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ bị thiệthại bởi hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc. Whirlpool là nguyên đơn trong vụ việcnày.

Trong yêu cầu tham vấn của mình, Hàn Quốc cho rằng, nhữngbiện pháp mà DOC sử dụng để xác định mức thuế chống bán phá giá (AD) và chốngtrợ cấp (CVD) đối với sản phẩm máy giặt Hàn Quốc nhập khẩu là vi phạm các quiđịnh của WTO. Yêu cầu tham vấn của Hàn Quốc tập trung vào cách mà DOC xác địnhphá giá mục tiêu (targeted dumping) và cách mà cơ quan này tiến hành so sánhgiá nếu phát hiện có hiện tượng phá giá mục tiêu.

Đối với biện pháp đối kháng mà Hoa Kỳ áp dụng, Hàn Quốc cũngnhắm đến một vấn đề gây tranh cãi khác trong thực tiễn điều tra của Hoa Kỳ đólà xác định một tổ chức như thế nào là tổ chức công (public bodies) để có thểcung cấp các khoản trợ cấp có thể đối kháng.

Yêu cầu tham vấn của Hàn Quốc liên quan đến việc áp dụngbiện pháp chống bán giá

WTO đã đưa ra phán quyết trong rất nhiều vụ việc trước đâyrằng phương pháp qui về không (zeroing) không được áp dụng trong quy trình điềutra chống bán phá giá thông thường, khi DOC tính toán giá bằng cách sử dụngphương pháp bình quân gia quyền- bình quân gia quyền (average-to-average) đểxác định hành vi bán phá giá và biên độ phá giá của sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên,Ban Hội thẩm WTO chưa có kết luận về việc liệu DOC có được phép trong trườnghợp phá giá mục tiêu, trong đó, DOC sử dụng phương pháp bình quân gia quyền-giao dịch để tính toán.

Sau khi chính thức thông báo về việc bãi bỏ phương pháp quyvề không vào ngày 13 tháng 02 năm 2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã pháttriển phương pháp phá giá mục tiêu trong các vụ việc điều tra chống bán phá giánhư một công cụ mạnh để bảo hộ ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranhcủa hàng nhập khẩu từ các nước khác vào Hoa Kỳ. Phá giá mục tiêu xuất hiện khimột nhà xuất khẩu bán một sản phẩm thấp hơn giá trị thông thường giới hạn trongmột số giao dịch ví dụ trong một khoảng thời gian nhất định hoặc trong một khuvực địa lý nhất định một cách có quy luật.

Khác với phương pháp bình quân gia quyền- bình quân giaquyền mà DOC thường sử dụng, trong đó, so sánh giá bình quân tại thị trường nộiđịa với giá bình quân tại thị trường Hoa Kỳ, phương pháp bình quân gia quyền-giao dịch tiến hành so sánh giá bình quân tại thị trường nội địa với giá củanhững giao dịch cụ thể tại Hoa Kỳ. Khi phát hiện có hiện tượng phá giá mụctiêu, DOC sẽ áp dụng phương pháp bình quân gia quyền - giao dịch trên diện rộngvà cũng quy về không tất cả những giao dịch không phá giá. DOC lập luận rằng,việc quy về không tất cả những giao dịch có biên bộ phá giá âm sẽ giúp cơ quanđiều tra phát hiện phá giá dễ dàng và chính xác hơn.

Đối với việc áp dụng này của DOC, Hàn Quốc lập luận rằng,việc mở rộng phương pháp bình quân gia quyền- giao dịch đối với tất cả các giaodịch là không phù hợp với Điều 2.4.2, trong đó, chỉ cho phép sự so sánh nàytrong hai trường hợp. Thứ nhất, cơ quan điều tra phải xác định được rằng "cơcấu giá xuất khẩu đối với những người mua khác nhau, khu vực khác nhau và thờiđiểm khác nhau có sự chênh lệch đáng kể". Thứ hai là có sự giải thích vì saonhững khác biệt này không thể "được tính toán một cách đầy đủ" bằng nhữngphương pháp tính toán thông thường. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không đáp ứng đượcđiều kiện nào kể trên. Phía Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng, phương pháp zeroing bấtkể trong hay ngoài trường hợp phá giá mục tiêu đều không được cho phéptrong điều 2.1, 2.4 và 2.4.2 của Hiệp định Chống bán phá giá.

Cụ thể trong trường hợp liên quan đến xuất khẩu sản phẩm máygiặt, Hàn Quốc đã chỉ ra rằng kết luận về phá giá mục tiêu của DOC là khôngchính xác. Phía Hàn Quốc lập luận rằng, những sản phẩm như máy giặt có giá daođộng phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ. Ví dụ, những mẫu mới thông thường được đưa ravào tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 10 và mức giá tại những thờiđiểm này là cao nhất, nhưng thông thường thì chúng sẽ giảm trong các thời kỳkhác. Do vậy, việc xác định phá giá mục tiêu trong trường hợp này đã không tínhđến chu kỳ giá thông thường.

Yêu cầu tham vấn của Hàn Quốc liên quan đến việc áp dụngbiện pháp chống trợ cấp

Về việc tính toán thuế chống trợ cấp, Hàn Quốc chỉ ra rằngDOC đã không chính xác khi xác định 2 ngân hàng của Hàn Quốc là Ngân hàng Pháttriển Hàn Quốc và Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc là tổ chức công cung cấp ưuđãi tài chính cho bị đơn và cấu thành nên trợ cấp có thể đối kháng.

Định nghĩa thế nào là "tổ chức công" là vấn đề đang đượctranh luận gay gắt. Trong vụ việc Trung Quốc kiện Hoa Kỳ năm 2008, Cơ quan Phúcthẩm đã kết luận rằng chỉ yếu tố sở hữu nhà nước là không đủ để chứng minh mộtđơn vị là tổ chức công, thay vào đó, cần phải chỉ ra rằng đơn vị đó có quyềnlực nhà nước.

Theo phía Hàn Quốc, việc DOC tiếp tục đưa ra kết luận cácngân hàng trên là tổ chức công chủ yếu chỉ dựa vào yếu tố sở hữu nhà nước là viphạm Điều 1.1 Hiệp định chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng.

Kết luận

Hai vấn đề trọng tâm trong yêu cầu tham vấn của phía HànQuốc: (1) phá giá mục tiêu trong điều tra chống bán phá giá và (2) ngân hàngthương mại nhà nước có phải là tổ chức công trong điều tra chống trợ cấp đều lànhững vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Trong hiện tại, phương phápphá giá mục tiêu đã được DOC tiến hành áp dụng trong giai đoạn sơ bộ của ràsoát hành chính lần thứ 8 đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Namcũng như giai đoạn sơ bộ của rà soát hành chính lần thứ 9 đối với sản phẩm cátra-ba sa của Việt Nam. Đồng thời, việc DOC kết luận về tổ chức công chủ yếuchỉ dựa trên yếu tố sở hữu nhà nước cũng tạo không ít bất lợi cho phía Việt Nam trong cácvụ điều tra chống trợ cấp do Hoa Kỳ khởi xướng.

 

Nguồn: http://www.vca.gov.vn

 

Quảng cáo sản phẩm