Hoa Kỳ sẽ tuân thủ các phán quyết của WTO đối với việc sử dụng biện pháp quy về 0 (zerroing)

17/03/2010 06:23 - 707 lượt xem

Hoa Kỳ nói rằng nước này dự định sẽ tuân thủ các phán quyết của WTO phản đối việc Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) sử dụng phương pháp quy về 0 (zerroing) mặc dù quốc gia này vẫn tiếp tục buộc tội Cơ quan Phúc thẩm của WTO là đã đi quá xa trong các quyết định của cơ quan này lên án thực tiễn đó của DOC

Các viên chức Hoa Kỳ đã phát biểu tại một cuộc họp diễn ra vào ngày mùng 2 và mùng 3 tháng 3 của nhóm đàm phán WTO về các quy định chống bán phá giá và trợ cấp rằng Hoa Kỳ đang “làm việc hết sức tập trung để tạo ra sự thay đổi (đối với các thủ tục chống bán phá giá) mà những thay đổi này cho phép chúng tôi tuân thủ các phán quyết của Cơ quan phúc thẩm WTO” .

Các viên chức bổ sung thêm rằng Hoa Kỳ sẵn sàng giải quyết vấn đề quy về 0 với một “thái độ cởi mở” nhưng muốn đạt được một giải pháp “cân bằng và công bằng” – một giải pháp không nhắm tới hệ thống của chỉ một nước thành viên.

Các viên chức Hoa Kỳ không cung cấp thông tin chi tiết về thời gian và cách thức mà Washington dự định đảm bảo việc tuân thủ của mình. Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ từ các lệnh trừng phạt thương mại (WTO cho phép) từ EU và Nhật Bản xuất phát từ sự thất bại của Hoa Kỳ trong việc tuân thủ các phán quyết trước đó của cơ quan giải quyết tranh chấp đối với việc sử dụng phương pháp quy về 0 của DOC.

Cuộc họp kéo dài 2 ngày đã đề cập 4 vấn đề nổi cộm nhất của các phiên đàm phán về các quy tắc. Ngoài vấn đề quy về 0, các nhà đàm phán còn giải quyết các quy định được đề xuất về “lợi ích công” và cái gọi là quy định “mức thuế thấp hơn biên phá giá” và các yêu cầu dỡ bỏ (lệnh thuế) tự động.

Guillermo Valles Galmes, đại sứ Uruguay – chủ tọa các phiên đàm phán về các quy tắc - đã nói rằng Ông không nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào trong các lập trường về các vấn đề này mặc dù Ông có lưu ý rằng các Phái đoàn vẫn đang tiếp tục tham gia một cách tích cực trên tinh thần xây dựng.

Giới phê bình hoài nghi sự bảo đảm của Hoa Kỳ

Giới phê bình hoài nghi lời tuyên bố của Hoa Kỳ liên quan đến phương pháp quy về 0 “Chúng tôi khá lo ngại về việc Hoa Kỳ sẽ đưa ra một thay đổi mang tính hình thức như vẫn thường làm mà thay đổi kiểu này thì rõ ràng là cách việc tuân thủ thật sự còn xa” một nhà ngoại giao thương mại của một quốc gia vừa mới kiện phương pháp quy về 0 của Hoa Kỳ.

Các viên chức của Hoa Kỳ đã lấy dịp này để một lần nữa đả kích các phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm đối với phương pháp quy về 0 và để một lần nữa cảnh báo rằng các quyết định này phải được “sửa đổi” trong các phiên đàm phán hiện nay về việc cải cách các quy định chống bán phá giá và trợ cấp của WTO nếu như dự định công nhận một Hiệp định Doha cuối cùng.

Hoa Kỳ “không thể nghĩ tới một kết quả” cho các cuộc đàm phán này trừ khi những lo ngại của nước này đối với phương pháp quy về 0 được giải quyết, các viên chức tuyên bố.

Những người phản đối phương pháp quy về 0 giữ một thái độ khá dứt khoát. Cùng với nhóm “Bạn của các cuộc đàm phán chống bán phá giá” (FANs), những người phản đối này đã khăng khăng đòi đưa một điều khoản cấm phương pháp quy về 0 vào trong Hiệp định chống bán phá giá WTO.

Trung Quốc, Ấn Độ kêu gọi thực hiện lệnh cấm đối với phương pháp quy về 0

Thay mặt cho các thành viên của nhóm “FANs”, Nhật Bản nói rằng “đại đa số” các thành viên WTO phản đối phương pháp quy về 0. Các quốc gia thuộc nhóm FANs bao gồm Nhật Bản, Braxin, Chile, Colombia, Costa Rica, Hong Kong, Israel, Mexico, Nauy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Đài Loan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài các phê bình từ Trung Quốc – nước miêu tả phương pháp quy về 0 như là một công cụ bảo hộ và Ấn Độ - nước sử dụng nhiều  nhất các biện pháp chống bán phá giá, các quốc gia khác cũng tham gia chỉ trích, yêu cầu rằng phương pháp quy về 0 cần phải bị cấm trong tất cả các giai đoạn của một vụ kiện chống bán phá giá.

Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO cho tới nay đã đưa ra hơn 20 phán quyết về phương pháp quy về 0, gần như tất cả trong số đó có liên quan tới việc sử dụng phương pháp này của DOC. Mặc dù các Ban Hội thẩm WTO có những quan điểm khác nhau về tính hợp pháp của biện pháp quy về 0, Cơ quan Phúc thẩm đã liên tục kết luận rằng phương pháp quy về 0 là không hợp pháp dù là sử dụng trong điều tra phá giá ban đầu, trong rà soát thường kỳ hay rà soát nhà xuất khẩu mới hay trong rà soát hoàng hôn. Cơ quan Phúc thẩm cũng kết luận rằng phương pháp quy về 0 là không hợp pháp dù cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ sử dụng nó trong các so sánh bình quân gia quyền giá xuất khẩu với giá bán nội địa của hàng hóa bị phá giá tại nước sản xuất hay so sánh hai loại giá này giữa từng giao dịch với nhau.

Vào ngày mùng 2 tháng 2, EU đã tuyên bố rằng EU sẽ tìm kiếm sự chấp thuận của WTO để áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ mà giá trị sẽ lên tới 311 triệu đô mỗi năm để trả đũa cho việc Hoa Kỳ không tuân thủ phán quyết của WTO năm 2006 liên quan đến phương pháp quy về 0 trong hơn 24 cuộc điều tra chống phá giá và rà soát hành chính nhắm vào hàng nhập khẩu của EU mà chủ yếu là các sản phẩm thép.

Hoa Kỳ đã phản đối mức độ trừng phạt được đề xuất này bằng cách kiện ra một ban trọng tài WTO để đưa ra phán quyết về mức độ thích hợp vào tháng 4.

Nhật Bản đã tuyên bố từ tháng 1 năm 2008 rằng nước này sẽ tìm kiếm sự chấp nhận của WTO để đánh thuế trả đũa hàng năm lên tới 248.5 triệu đôla đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ đã không tuân thủ các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO  lên án việc sử dụng phương pháp quy về 0 trong vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào mặt hàng vòng bi ô tô nhập khẩu từ Nhật.

Cơ quan Phúc thẩm WTO đã khẳng định trong tháng 8 rằng Hoa Kỳ đã thất bại  trong việc thực thi phán quyết đúng thời hạn, Tuy nhiên, gần đây Nhật Bản đã kìm lại yêu cầu trả đũa của mình.

Trong một vấn đề có liên quan, Hoa Kỳ tiếp tục mâu thuẫn với một nhóm các nước thành viên WTO về ý tưởng yêu cầu dỡ bỏ tự động lệnh áp thuế chống bán phá giá sau một khoảng thời gian nhất định.

Bản thảo đầu tiên của biên bản đàm phán ban hành bởi Ông Valles tháng 11 năm 2007 đã đề xuất rằng không được duy trì thuế chống bán phá giá lâu hơn 10 năm. Nhưng trước sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ, Ông Valles đã đưa ra bản thảo đã chỉnh sửa vào tháng 12 năm 2008, trong đó trích rằng có một “sự bất đồng lớn đối với việc có nên quy định việc dỡ bỏ tự động các biện pháp chống bán phá giá sau một khoảng thời gian nhất định hay không và nếu có thì sẽ là sau bao lâu”

Một số lệnh áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đã tồn tại hơn 10 năm, trong đó có một lệnh thuế bị áp từ năm 1973.

Các viên chức nói rằng nhóm FANs cũng như các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Maroc ủng hộ ý tưởng về một yêu cầu bắt buộc phải dỡ bỏ tự động các biện pháp chống bán phá giá trong khi Hoa Kỳ tiếp tục phản đối ý tưởng về việc có một thời hạn cố định để chấm dứt lệnh thuế.
 Với các quy định của WTO hiện nay, lệnh áp thuế chống bán phá giá thông thường phải được hủy bỏ sau 5 năm trừ khi một giai đoạn rà soát “hoàng hôn” trước đó chỉ ra sự dỡ bỏ lệnh thuế này có thể dẫn đến việc tiếp tục phá giá và thiệt hại.

Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh

Quảng cáo sản phẩm