Hoa Kỳ và Nhật Bản khởi kiện Argentina về các biện pháp hạn chế nhập khẩu

27/08/2012 12:00 - 1022 lượt xem

Ngày 21/8, Hoa Kỳ vàNhật Bản đã đệ đơn khiếu kiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Chính phủArgentina trước Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đẩy quan hệ giữa Argentinavới Hoa Kỳ tới một cuộc chiến thương mại.

Trong đơn gửi WTO, Washington đã cực lực lên án việc Argentina áp dụng cáccơ chế thiếu minh bạch để hạn chế nhập khẩu.

Ngay sau khi nhận được thông tin từ đơn kiện của Hoa Kỳ, Chính phủ Argentinađã ngay lập tức trả đũa bằng việc cảnh báo sẽ tiến hành khởi kiện Washingtonbằng các biện pháp tương tự bởi việc đóng của bất công và vô lý thị trường Mỹđối với thịt và 20.000 tấn chanh của Argentina, xuất khẩu vào thị trường này,gây tổn thất hơn 150 triệu USD hàng năm .

Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina giải thích rằng, với việcđóng cửa thị trường Mỹ đối với thịt và chanh nêu trên, Nhà Trắng không ngoàimục đích thỏa hiệp trước áp lực của giới vận động hành lang nhằm bảo hộ sản xuất trongnước. Bộ này cam kết sẽ hành động nhanh chóng và quyết liệt để hỗ trợ các nhàsản xuất Argentina.

Báo La Nacion bình luận, nếu đây là một cuộc chiến tranh thương mại thì Hoakỳ sẽ không đơn độc trên trận tuyến này. Một cường quốc khác là Nhật Bản cùngngày đã song hành với Mỹ nộp đơn khiếu kiện phản đối chính sách hạn chế nhậpkhẩu của Argentina.Tháng 5 vừa qua, Liên minh châu Âu cũng đã đệ đơn khiếu kiện lên WTO phản đốichính sách thương mại của Xứ sở Tănggô với nội dung tương tự. Tất cả các khiếukiện đó cho thấy, các cường quốc thương mại đã và đang kịch liệt phản đối cácchính sách thương mại hiện hành mà Tổng cục Nội thương Argentina đangáp dụng. Tình hình này đang làm nóng lên quan hệ ngoại giao của Argentina vớicác trục thương mại đầy tiềm năng của thế giới. Làn sóng phản đối ngày càngcăng thẳng hơn khi Argentinađơn phương tăng cường các rào cản trong chính sách nhập khẩu, đặc biệt là từkhi họ quyết định quốc hữu hóa phần lớn cố phiếu của Tây Ban Nha trong liêndoanh khai thác sản xuất và kinh doanh dầu khí YPF.

Ngoại trưởng Mỹ- bà Hilary Clinton thường vẫn nói, thương mại là một hìnhthức mới trong ngành ngoại giao. Kể từ khi nhậm chức, bà Clinton đã luôn sẵn sàng song hành với giớidoanh nghiệp Hoa Kỳ trong việc phản đối các rào cản thương mại không công bằngvà thiếu minh bạch.

Liên quan đến việc khiếu kiện trước WTO, tiêu chí chung để giải quyết là dựatrên cơ sở đơn kiện của một trong các bên, sẽ bắt đầu tiến hành tham vấn, trongđó, bị đơn sẽ phải trả lời các khiếu kiện của nguyên đơn. Thời gian tham vấnkéo dài khoảng 60 ngày, nếu hai bên đạt được một thỏa thuận, việc khiếu kiện sẽchấm dứt. Trong trường hợp ngược lại sẽ thành lập tòa tài phán riêng của WTO đểxem xét cụ thể vấn đề khiếu kiện. Nếu khiếu kiện của nguyên đơn là đúng, tòanày sẽ ra phán quyết mức hình phạt đối với bị đơn.

Theo lô gich của vấn đề, quy trình xem xét khiếu kiện phản đối Argentina củaHoa Kỳ và Nhật Bản sẽ được tiến hành trước, bởi lẽ hai nước này đã nộp đơn kiệntrước. Còn việc khiếu kiện của Argentinaphản đối Hoa kỳ sẽ được tiến hành xem xét sau khi Argentinacung cấp đủ bằng chứng như Bộ Ngoại giao Argentina đề cập ngày hôm qua.

Đơn kiện chống Argentinacủa Hoa Kỳ do Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ soạn thảo. Mấy tháng trước, cũngchính cơ quan này đã khuyến nghị Washington ra lệnh trừng phạt thương mại đốivới Argentina bằng việc hủy bỏ hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP) của nước nàydành cho Argentina trước đó và quyết định trừng phạt đó đã được đích thân Tổngthống Obama ký nhằm trả đũa quyết định của Chính phủ Argentina không thực thihai phán quyết chống lại nước này của Tòa trọng tài giải quyết tranh chấp vềđầu tư (CIADI) thuộc Ngân hàng thế giới.

Trong phạm vi hoàn toàn mang tính thương mại, nội dung chính đơn kiện củaHoa Kỳ do Chủ tịch USTR Ron Kirt ký nêu rõ, Chính phủ Argentina đã áp dụng cácbiện pháp không minh bạch liên quan đến việc cấp giấy phép nhập khẩu, dẫn tớigây tổn hại cho các nhà sản xuất của Hoa Kỳ khi Chính phủ Argentina  bắtbuộc các nhà nhập khẩu của nước họ chỉ được phép nhập khẩu lượng hàng hóa đúngbằng trị giá họ xuất khẩu. Đó là các biện pháp bảo hộ tác động tiêu cực đếnnhiều hoạt động sản xuất và thương mại.

Điều mà Washingtonyêu cầu là các đối tác thương mại của họ phải tôn trọng các tiêu chuẩn thươngmại quốc tế. Họ đã lập ra một đơn vị đặc biệt để theo dõi và phát hiện các hànhvi vi phạm các điều luật quốc tế về thương mại của các nước đối tác. Argentina từlâu đã được đặt trong tầm ngắm của ITEC (Cơ quan thực thi hoạt động thương mạiliên ngành của Mỹ). Báo cáo của cơ quan này cho biết: kể từ năm 2008 đến nay, Argentina đã mởrộng các chủng loại hàng hóa thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu theo mộthệ thống thiếu minh bạch.

Bằng việc khiếu kiện lên WTO ngày 21/8/2012, Washington đã bổ sung thêm vào danh mục cácbất đồng giữa hai nước kể từ hơn một năm nay. Chính phủ Mỹ cũng đã bỏ phiếu phủquyết việc cấp tín dụng của Ngân hàng thế giới cũng như Ngân hàng phát triểnliên Mỹ cho Argentinal. Tháng 3 vừa qua, Chính phủ Mỹ lại ra quyết định đìnhchỉ việc cho Argentinađược hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan của Hoa kỳ như các năm trước đó.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Argentinađã ra tuyên bố sẽ tăng cường các hành động trả đũa để bảo vệ các nhà sản xuấttrong nước. Cuộc chiến thật sự đã bắt đầu và hồi kết hiện còn chưa biết.

Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn

 

Quảng cáo sản phẩm