Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN không chính thức (AEM Retreat) lần thứ 16
05/03/2010 06:08
Ngày 27 tháng 02 năm 2010, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN không chính thức (AEM Retreat) lần thứ 16 đã khai mạc tại Putrajaya, Ma-lai-xi-a. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã điều hành Hội nghị với vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN. Đây là Hội nghị cấp Bộ trưởng kinh tế lần đầu tiên diễn ra trong năm 2010 với mục tiêu xác định kế hoạch, hướng đi và biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường liên kết nội khối cũng như thúc đẩy liên kết giữa ASEAN với các bên ngoài khối.
Với tư cách chủ tọa Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã phát biểu khai mạc Hội nghị, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của ASEAN là việc thực thi đầy đủ các cam kết và chương trình hợp tác kinh tế nội khối, hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. AEC sẽ không chỉ giúp ASEAN phát huy tốt nhất lợi thế của khu vực dựa trên ưu thế của từng thành viên mà còn là một bước cần thiết nhằm củng cố vững chắc uy tín, thế và lực của ASEAN với các đối tác trên thế giới.
Trên tinh thần đó, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã tập trung thảo luận hướng hợp tác kinh tế chủ đạo của ASEAN trong năm nay là tập trung nguồn lực sớm đưa các thỏa thuận liên kết quan trọng của ASEAN bao gồm Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 7 về dịch vụ ASEAN có hiệu lực sớm nhất trong năm 2010. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng khẳng định sẽ nỗ lực đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế nhằm hỗ trợ hoạt động thương mại và đầu tư như thiết lập Cơ chế hải quan một cửa ASEAN, Chương trình tạo thuận lợi hóa thương mại ASEAN, hài hòa hóa tiêu chuẩn và hạn chế các rào cản phi thuế. Các biện pháp này đều là cấu thành của mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Các Bộ trưởng thống nhất nhiều biện pháp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN để quá trình này thực sự mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Đây được coi là động lực quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế khu vực.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các đối tác ngoài khối, các Bộ trưởng đã thảo luận đến các khía cạnh trong việc đàm phán và thực thi các cam kết trong khuôn khổ các khu vực thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trong khu vực. Cho đến nay, ASEAN đã cơ bản hoàn thành một bước việc thiết lập các FTA với 6 đối tác lớn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Niu-di-lân và Ấn Độ. Đây là nền tảng quan trọng để ASEAN hướng tới những liên kết rộng mở hơn dựa trên sự duy trì vai trò trung tâm của ASEAN nhằm dẫn dắt tiến trình hội nhập và liên kết khu vực. Điều này phù hợp hơn với lợi ích lâu dài chung của ASEAN.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN không chính thức lần thứ 16 tạo tiền đề chuẩn bị tốt cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 16
Đánh giá về hoạt động kinh tế của khu vực trong năm 2009, các Bộ trưởng đều có chung nhận định cho rằng ASEAN đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất dưới tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy thách thức phía trước vẫn còn nhưng ASEAN thành công trong việc lấy lại niềm tin cho các doanh nghiệp. Đến nay, nhiều quốc gia trong khu vực đã có mức tăng trưởng tích cực trong thời gian qua. Nhân dịp này, các Bộ trưởng kinh tế hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về xây dựng dự thảo Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo về Phục hồi và Phát triển bền vững tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 tổ chức tại Hà Nội từ ngày 07 đến 09 tháng 4 tới đây.
Ngày 28 tháng 02 năm 2010, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN không chính thức lần thứ 16 đã kết thúc, tạo tiền đề chuẩn bị tốt cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 16. Hiện ASEAN là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 8,9 tỷ USD, tương đương 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu từ ASEAN đạt 14 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký của ASEAN tại nước ta khoảng trên 60 tỷ USD.
Với tư cách chủ tọa Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã phát biểu khai mạc Hội nghị, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của ASEAN là việc thực thi đầy đủ các cam kết và chương trình hợp tác kinh tế nội khối, hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. AEC sẽ không chỉ giúp ASEAN phát huy tốt nhất lợi thế của khu vực dựa trên ưu thế của từng thành viên mà còn là một bước cần thiết nhằm củng cố vững chắc uy tín, thế và lực của ASEAN với các đối tác trên thế giới.
Trên tinh thần đó, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã tập trung thảo luận hướng hợp tác kinh tế chủ đạo của ASEAN trong năm nay là tập trung nguồn lực sớm đưa các thỏa thuận liên kết quan trọng của ASEAN bao gồm Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 7 về dịch vụ ASEAN có hiệu lực sớm nhất trong năm 2010. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng khẳng định sẽ nỗ lực đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế nhằm hỗ trợ hoạt động thương mại và đầu tư như thiết lập Cơ chế hải quan một cửa ASEAN, Chương trình tạo thuận lợi hóa thương mại ASEAN, hài hòa hóa tiêu chuẩn và hạn chế các rào cản phi thuế. Các biện pháp này đều là cấu thành của mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Các Bộ trưởng thống nhất nhiều biện pháp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN để quá trình này thực sự mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Đây được coi là động lực quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế khu vực.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các đối tác ngoài khối, các Bộ trưởng đã thảo luận đến các khía cạnh trong việc đàm phán và thực thi các cam kết trong khuôn khổ các khu vực thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trong khu vực. Cho đến nay, ASEAN đã cơ bản hoàn thành một bước việc thiết lập các FTA với 6 đối tác lớn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Niu-di-lân và Ấn Độ. Đây là nền tảng quan trọng để ASEAN hướng tới những liên kết rộng mở hơn dựa trên sự duy trì vai trò trung tâm của ASEAN nhằm dẫn dắt tiến trình hội nhập và liên kết khu vực. Điều này phù hợp hơn với lợi ích lâu dài chung của ASEAN.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN không chính thức lần thứ 16 tạo tiền đề chuẩn bị tốt cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 16
Đánh giá về hoạt động kinh tế của khu vực trong năm 2009, các Bộ trưởng đều có chung nhận định cho rằng ASEAN đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất dưới tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy thách thức phía trước vẫn còn nhưng ASEAN thành công trong việc lấy lại niềm tin cho các doanh nghiệp. Đến nay, nhiều quốc gia trong khu vực đã có mức tăng trưởng tích cực trong thời gian qua. Nhân dịp này, các Bộ trưởng kinh tế hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về xây dựng dự thảo Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo về Phục hồi và Phát triển bền vững tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 tổ chức tại Hà Nội từ ngày 07 đến 09 tháng 4 tới đây.
Ngày 28 tháng 02 năm 2010, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN không chính thức lần thứ 16 đã kết thúc, tạo tiền đề chuẩn bị tốt cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 16. Hiện ASEAN là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 8,9 tỷ USD, tương đương 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu từ ASEAN đạt 14 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký của ASEAN tại nước ta khoảng trên 60 tỷ USD.
Nguồn: Trang thông tin điện tử Bộ công thương
Các tin khác
- NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115% (13/05/2025)
- Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ (12/05/2025)
- Nông sản Việt trước bài toán tiêu chuẩn, chất lượng của EU (12/05/2025)
- Tìm cách gia tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ (12/05/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu tại nhiều thị trường mới (12/05/2025)