Khủng hoảng nợ châu Âu ảnh hưởng xuất khẩu châu Á
23/06/2011 12:00
Khủng hoảng nợ tại châu Âu và kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm đang tác động đến cầu các mặt hàng xuất khẩu từ châu Á.
Các báo cáo trong tháng qua cho thấy tăng trưởng xuất khẩu tại Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đều chậm lại, đồng thời các chuyến tàu đi nước ngoài của Trung Quốc trong mùa hè này có thể bị trì trệ do nhu cầu giảm sút từ Mỹ.
Trong khi đó, tại Hy Lạp, mặc dù chính phủ của Thủ tướng George Papandreou vừa chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội, làm tăng thêm cơ hội nhận khoản hỗ trợ tài chính mới nhưng Hy Lạp vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức về kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách giữa lúc các bộ trưởng tài chính châu Âu chưa đưa ra quyết định viện trợ.
Mỹ cũng vừa bị Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) giảm dự báo tăng trưởng năm 2011 và cảnh báo sự phục hồi của Mỹ ngày càng yếu ớt có thể đe dọa đến kinh tế thế giới.
Tuần trước, ngân hàng trung ương Ấn Độ có dấu hiệu cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ có thể chậm lại để cân bằng chính sách trong nước với các sự kiện kinh tế toàn cầu.
Các nền kinh tế châu Á chiếm khoảng 35% xuất khẩu của thế giới trong năm 2009. Năm 2010, xuất khẩu đóng góp 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho Nhật Bản, 60% GDP cho Thái Lan và khoảng một nửa hoạt động kinh tế tại Hàn Quốc.
Các báo cáo trong tháng qua cho thấy tăng trưởng xuất khẩu tại Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đều chậm lại, đồng thời các chuyến tàu đi nước ngoài của Trung Quốc trong mùa hè này có thể bị trì trệ do nhu cầu giảm sút từ Mỹ.
Trong khi đó, tại Hy Lạp, mặc dù chính phủ của Thủ tướng George Papandreou vừa chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội, làm tăng thêm cơ hội nhận khoản hỗ trợ tài chính mới nhưng Hy Lạp vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức về kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách giữa lúc các bộ trưởng tài chính châu Âu chưa đưa ra quyết định viện trợ.
Mỹ cũng vừa bị Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) giảm dự báo tăng trưởng năm 2011 và cảnh báo sự phục hồi của Mỹ ngày càng yếu ớt có thể đe dọa đến kinh tế thế giới.
Tuần trước, ngân hàng trung ương Ấn Độ có dấu hiệu cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ có thể chậm lại để cân bằng chính sách trong nước với các sự kiện kinh tế toàn cầu.
Các nền kinh tế châu Á chiếm khoảng 35% xuất khẩu của thế giới trong năm 2009. Năm 2010, xuất khẩu đóng góp 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho Nhật Bản, 60% GDP cho Thái Lan và khoảng một nửa hoạt động kinh tế tại Hàn Quốc.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các tin khác
- Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá với dây đai thép nhập khẩu từ Việt Nam (14/05/2025)
- Hoa Kỳ ban hành KLCC đợt rà soát hành chính đối với một số sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam (13/05/2025)
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)