Một số diễn biến về vụ việc giải quyết tranh chấp DS437- Trung Quốc khởi kiện Hoa Kỳ tại WTO về việc Hoa Kỳ áp dụng các biện phá

12/10/2012 12:00 - 1050 lượt xem

Ngày 28 tháng 9 năm2012, Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB) đã thông qua việc thành lập BanHội thẩm cho vụ việc DS437- vụ việc Trung Quốc khởi kiện Hoa Kỳ tại WTO về việcHoa Kỳ áp dụng các biện pháp đối kháng với một số sản phẩm (22 nhóm mặt hàng)nhập khẩu từ Trung Quốc vào quốc gia này.

Trước đó, ngày 25 tháng 5 năm 2012, Trung Quốc gửi yêu cầutham vấn với Hoa Kỳ về việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp đối kháng với một sốsản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào quốc gia này.

Ngày 18 tháng 7 năm 2012, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tổ chứccác cuộc tham vấn tại Geneva, Thụy Sỹ vào. Theo phía Trung Quốc, Hoa Kỳ đã lạmdụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đe dọa tới quyền và lợi ích hợp phápcủa các doanh nghiệp Trung Quốc. Trung Quốc hi vọng Hoa Kỳ có thể sửa đổi cáchành vi này và tôn trọng các quy định của WTO.

Ngày 20 tháng 8 năm 2012, Trung Quốc đã yêu cầu thành lậpBan hội thẩm (Panel) cho vụ việc DS437.

Trong cuộc họp ngày 31 tháng 8 năm 2012, Cơ quan giải quyếttranh chấp WTO (DSB) đã hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm giải quyết vụ việc.

Phía Trung Quốc đã khởi kiện Hoa Kỳ liên quan tới một sốcuộc điều tra áp dụng thuế đối kháng được xác định cụ thể, bao gồm việc khởixướng, tiến hành cũng như các quyết định sơ bộ và cuối cùng dẫn tới việc ápthuế đối kháng với các mặt hàng nhập khẩu từ quốc gia này. Mặt khác, Trung Quốccũng khởi kiện “giả định có thể bác bỏ” do Bộ Thương mại Hoa Kỳ cáo buộc và ápdụng liên quan tới việc cho rằng sở hữu đa số của Chính phủ là đủ để coi mộtdoanh nghiệp như một “tổ chức công” (public body).

Theo ông Shen Danyang, phát ngôn viên Bộ Thương mại TrungQuốc (MOFCOM), Chính phủ Trung Quốc  luôntuân thủ chặt chẽ các quy định của WTO và phản đối việc lạm dụng các quy địnhphòng vệ và bảo hộ thương mại. Trung Quốc sẽ thực thi quyền hạn với tư cách làthành viện của WTO, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành côngnghiệp nội địa. Tuy nhiên, những quan ngại của Trung Quốc không hề được giảiquyết trong cuộc tham vấn theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Vì vậy,Trung Quốc đã yêu cầu WTO thành lập Ban Hội thẩm và thể hiện nguyện vọng rằngvụ việc có thể đươc xử lý một cách thích đáng theo thủ tục giải quyết tranhchấp của WTO.

Vụ việc này liên quan tới 22 nhóm mặt hàng của Trung Quốc,với giá trị lên tới 7.286 tỷ USD. Theo phía Trung Quốc, các hành động của HoaKỳ đã thực hiện là mẫu thuẫn với rất nhiều quy định của WTO; cụ thể là:

·                       Điều VI của Hiệp định GATT 1994;

·                       Điều 1.1, 2, 11.1, 11.2, 11.3, 12.7 và 14(d) của Hiệp định SCM; và

·                       Điều 15 của Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc.

Việt Namđã đăng ký trở  thành “bên thứ 3” trongvụ việc DS437 này.

Nguồn:Cục quản lý cạnh tranh

Quảng cáo sản phẩm