Nếu áp dụng nhiều rào cản thương mại, Việt Nam đã là nước xuất siêu
16/06/2017 12:00
Nếu nói Việt Nam áp dụng nhiều rào cản với thương mại thế giới thì về tổng thể Việt Nam phải là nước xuất siêu, nhưng thực tế chúng tôi vẫn là nước nhập siêu. Đặc biệt, chúng tôi không tìm cách đổ lỗi vì rào cản của các nước, mà chúng tôi luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng cạnh tranh.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017 (VBF) diễn ra tại Hà Nội ngày 16/6.
Ông Jonathan Moreno, Chủ tịch DN Hoa Kỳ (AmCham) cho biết, Hoa Kỳ vừa có Tổng thống mới, và mặc dù chúng tôi rất tiếc về việc Hoa Kỳ không tiếp tục tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), song AmCham tin tưởng rằng có rất nhiều con đường tích cực mới mở ra để tăng cường thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Trong các hướng hợp tác mới, Hoa Kỳ ủng hộ đường hướng cho hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai quốc gia. Để thực hiện một hiệp định thương mại tự do, điều kiện công bằng về lợi ích cho tất cả các bên là yêu cầu cần thiết.
Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam luôn sẵn sàng cam kết thực hiện để đưa mục tiêu này thành hiện thực. Bước đi đầu tiên là việc ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào tháng 4/2017 để thành lập Ban Lãnh đạo Doanh nghiệp Hoa Kỳ - Việt Nam nhằm vận động cho Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Trong thời gian này, Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) sẽ là công cụ giúp giải quyết những vấn đề quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp. AmCham ủng hộ những nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam trong công tác cải thiện môi trường kinh doanh bằng các biện pháp cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Jonathan Moreno nhấn mạnh, thương mại tự do và công bằng sẽ giúp duy trì và phát triển quan hệ đầu tư và thương mại song phương. Việc nhập khẩu sản phẩm vào Việt Nam còn tốn kém và phức tạp, cộng thêm tình hình thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ lên đến 34 tỷ đô la Mỹ. "Việt Nam cần đặc biệt nghiêm túc giải quyết hàng loạt các rào cản kỹ thuật phi thuế quan đối với thương mại chủ yếu gặp phải tại biên giới và những vấn đề được gọi rào cản phía sau biên giới làm hạn chế dòng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam".
Cụ thể, ông Moreno kiến nghị, các bộ ngành khác nhau đưa ra yêu cầu kiểm tra một loạt các mặt hàng nhập khẩu, chẳng hạn như kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, bất chấp việc kiểm tra này đã được thực hiện bởi nhà sản xuất, hay đã có giấy chứng nhận vận chuyển đáng tin cậy đến Việt Nam. Hầu hết các yêu cầu kiểm tra không đề cập đến nguy cơ rủi ro cụ thể mà việc kiểm tra được thực hiện để giúp giảm nguy cơ. Sự bắt buộc thi hành này có khuynh hướng xảy ra tại hải quan biên giới. Vì vậy, những kiểm tra tương tự không áp dụng một cách công bằng cho nhà sản xuất nội địa.
Đồng thời, liên quan tới những rào cản phía sau biên giới, AmCham cho biết, một số những rào cản phía sau biên giới làm cản trở thương mại bằng cách ngăn chặn doanh nghiệp Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng hoặc giới thiệu sản phẩm mới mà không cần phải đăng ký mới hoặc sửa đổi giấy phép. Ví dụ cụ thể như các cửa hàng bán lẻ, việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) làm hạn chế nhà đầu tư nước ngoài mở cửa hàng bán lẻ. Việc “Kiểm tra” này không áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn khách quan và minh bạch, mà việc xác định đối tượng bị hạn chế sẽ phụ thuộc vào sự xem xét của cơ quan chức năng.
"Yêu cầu doanh nghiệp phân phối nước ngoài liệt kê danh sách các mã HS trong giấy phép và chỉnh sửa giấy phép của họ mỗi lần nhập khẩu hàng hóa có mã HS mới, ngay cả khi không có hạn chế đối với các mặt hàng nhập khẩu đó, trong khi các công ty phân phối trong nước không phải đối mặt với những yêu cầu tương tự, dường như vi phạm cam kết của Việt Nam về đối xử quốc gia theo WTO", ông Moreno cho biết.
Tuy nhiên, trả lời về những vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, khẳng định, về hàng rào thuế quan, trong thương mại quốc tế, một nước được áp dụng biện pháp thuế tại biên giới, miễn sao đáp ứng tuân thủ quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chưa bao giờ Việt Nam bị WTO kiện vì vi phạm điều này.
Do vậy, nếu nói Việt Nam áp dụng nhiều rào cản với thương mại thế giới thì về tổng thể Việt Nam phải là nước xuất siêu, nhưng thực tế chúng tôi vẫn là nước nhập siêu. Đặc biệt, chúng tôi không tìm cách đổ lỗi vì rào cản của các nước, mà chúng tôi luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng cạnh tranh.
Còn đối với, biện pháp biên giới với hàng rào nguyên nhân không phải là Việt Nam xuất siêu sang các nước.
Ngoài ra, liên quan tới các điểm bán lẻ, Thứ trưởng Khánh cũng cho rằng, WTO cho phép áp dụng kiểm tra nhu cầu kinh tế, nhiều thành viên của WTO cũng áp dụng. Từ đó, Việt Nam cũng đưa ra những khó khăn nhất định, tuy nhiên điều đó không ngăn cản các nhà bán lẻ nước ngoài đang có mặt hết sức "hoành tráng" tại Việt Nam. Hệ thống bán lẻ của DN nước ngoài đều hiện diện và thậm chí đang chèn ép các nhà bán lẻ Việt Nam.
Nguồn: Thoibaokinhdoanh
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017 (VBF) diễn ra tại Hà Nội ngày 16/6.
Ông Jonathan Moreno, Chủ tịch DN Hoa Kỳ (AmCham) cho biết, Hoa Kỳ vừa có Tổng thống mới, và mặc dù chúng tôi rất tiếc về việc Hoa Kỳ không tiếp tục tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), song AmCham tin tưởng rằng có rất nhiều con đường tích cực mới mở ra để tăng cường thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Trong các hướng hợp tác mới, Hoa Kỳ ủng hộ đường hướng cho hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai quốc gia. Để thực hiện một hiệp định thương mại tự do, điều kiện công bằng về lợi ích cho tất cả các bên là yêu cầu cần thiết.
Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam luôn sẵn sàng cam kết thực hiện để đưa mục tiêu này thành hiện thực. Bước đi đầu tiên là việc ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào tháng 4/2017 để thành lập Ban Lãnh đạo Doanh nghiệp Hoa Kỳ - Việt Nam nhằm vận động cho Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Trong thời gian này, Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) sẽ là công cụ giúp giải quyết những vấn đề quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp. AmCham ủng hộ những nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam trong công tác cải thiện môi trường kinh doanh bằng các biện pháp cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Jonathan Moreno nhấn mạnh, thương mại tự do và công bằng sẽ giúp duy trì và phát triển quan hệ đầu tư và thương mại song phương. Việc nhập khẩu sản phẩm vào Việt Nam còn tốn kém và phức tạp, cộng thêm tình hình thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ lên đến 34 tỷ đô la Mỹ. "Việt Nam cần đặc biệt nghiêm túc giải quyết hàng loạt các rào cản kỹ thuật phi thuế quan đối với thương mại chủ yếu gặp phải tại biên giới và những vấn đề được gọi rào cản phía sau biên giới làm hạn chế dòng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam".
Cụ thể, ông Moreno kiến nghị, các bộ ngành khác nhau đưa ra yêu cầu kiểm tra một loạt các mặt hàng nhập khẩu, chẳng hạn như kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, bất chấp việc kiểm tra này đã được thực hiện bởi nhà sản xuất, hay đã có giấy chứng nhận vận chuyển đáng tin cậy đến Việt Nam. Hầu hết các yêu cầu kiểm tra không đề cập đến nguy cơ rủi ro cụ thể mà việc kiểm tra được thực hiện để giúp giảm nguy cơ. Sự bắt buộc thi hành này có khuynh hướng xảy ra tại hải quan biên giới. Vì vậy, những kiểm tra tương tự không áp dụng một cách công bằng cho nhà sản xuất nội địa.
Đồng thời, liên quan tới những rào cản phía sau biên giới, AmCham cho biết, một số những rào cản phía sau biên giới làm cản trở thương mại bằng cách ngăn chặn doanh nghiệp Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng hoặc giới thiệu sản phẩm mới mà không cần phải đăng ký mới hoặc sửa đổi giấy phép. Ví dụ cụ thể như các cửa hàng bán lẻ, việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) làm hạn chế nhà đầu tư nước ngoài mở cửa hàng bán lẻ. Việc “Kiểm tra” này không áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn khách quan và minh bạch, mà việc xác định đối tượng bị hạn chế sẽ phụ thuộc vào sự xem xét của cơ quan chức năng.
"Yêu cầu doanh nghiệp phân phối nước ngoài liệt kê danh sách các mã HS trong giấy phép và chỉnh sửa giấy phép của họ mỗi lần nhập khẩu hàng hóa có mã HS mới, ngay cả khi không có hạn chế đối với các mặt hàng nhập khẩu đó, trong khi các công ty phân phối trong nước không phải đối mặt với những yêu cầu tương tự, dường như vi phạm cam kết của Việt Nam về đối xử quốc gia theo WTO", ông Moreno cho biết.
Tuy nhiên, trả lời về những vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, khẳng định, về hàng rào thuế quan, trong thương mại quốc tế, một nước được áp dụng biện pháp thuế tại biên giới, miễn sao đáp ứng tuân thủ quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chưa bao giờ Việt Nam bị WTO kiện vì vi phạm điều này.
Do vậy, nếu nói Việt Nam áp dụng nhiều rào cản với thương mại thế giới thì về tổng thể Việt Nam phải là nước xuất siêu, nhưng thực tế chúng tôi vẫn là nước nhập siêu. Đặc biệt, chúng tôi không tìm cách đổ lỗi vì rào cản của các nước, mà chúng tôi luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng cạnh tranh.
Còn đối với, biện pháp biên giới với hàng rào nguyên nhân không phải là Việt Nam xuất siêu sang các nước.
Ngoài ra, liên quan tới các điểm bán lẻ, Thứ trưởng Khánh cũng cho rằng, WTO cho phép áp dụng kiểm tra nhu cầu kinh tế, nhiều thành viên của WTO cũng áp dụng. Từ đó, Việt Nam cũng đưa ra những khó khăn nhất định, tuy nhiên điều đó không ngăn cản các nhà bán lẻ nước ngoài đang có mặt hết sức "hoành tráng" tại Việt Nam. Hệ thống bán lẻ của DN nước ngoài đều hiện diện và thậm chí đang chèn ép các nhà bán lẻ Việt Nam.
Nguồn: Thoibaokinhdoanh
Các tin khác
- Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng (30/06/2025)
- Thương mại gỗ Việt Nam - Hoa Kỳ: Những bất ổn cần được giải quyết (30/06/2025)
- Thương mại Mỹ - Trung Quốc: Hai bên nỗ lực giảm căng thẳng (30/06/2025)
- Tình hình xuất nhập khẩu ngao của thế giới (30/06/2025)
- Đàm phán thuế quan Mỹ - Nhật Bản vào chặng nước rút (30/06/2025)