Ngành nuôi ong Ấn Độ bị ảnh hưởng mạnh bởi lệnh cấm nhập khẩu mật ong của EU

29/12/2010 11:33 - 756 lượt xem

Ngành nuôi ong và các nhà buôn bán mật ong tại bang Punjab của Ấn Độ đang rất đau đầu với lệnh cấm nhập khẩu mật ong của nước này do liên minh châu Âu áp dụng kể từ đầu năm nay. Nguyên nhân là do EU cho rằng mật ong Ấn Độ bị nhiễm kim loại. Lệnh cấm này sẽ khiến ngành kinh doanh mật ong suy giảm 40%.

Ngành nuôi ong và các nhà buôn bán mật ong Ấn Độ đang bị tác động mạnh khi các nước châu Âu đã áp đặt một lệnh cấm đối với việc nhập khẩu mật ong Ấn Độ do cho rằng mật ong bị nhiễm các kim loại như chì.

Những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những người nuôi ong và xuất khẩu mật ong tại khu vực Ludhiana thuộc bang miền bắc Punjab.

Ông Shehzada Singh Kapoor, giám đốc hiệp hội nuôi ong Kashmir cho biết do lệnh cấm ngành kinh doanh mật ong sẽ suy giảm 40%.

Ông Shehzada Singh Kapoor, Chủ tịch hiệp hội nuôi ong Kashmir, nhận định:“Ngành kinh doanh mật ong đang phải chịu khoản thua lỗ lớn bởi 40% lượng mật ong được xuất khẩu sang châu Âu. Khối lượng 40% mật ong tương đương với từ 6000 đến 7000 tấn mật ong mà chúng tôi sẽ xuất sang châu Âu giờ đây sẽ không xuất được. Vì thế ngành này sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, người nông dân nuôi ong sẽ không bù đắp được chi phí sản xuất. Năm nay công việc kinh doanh sẽ không tốt như năm ngoái.”

Thêm vào đó, ông Kapoor còn cho biết thị trường thay thế cho châu Âu là Mỹ đã ghi nhận mức giá giảm 30%.

“Thị trường thay thế thứ hai của chúng tôi là Mỹ. Tuy nhiên ngay cả ở Mỹ, mức giá cũng giảm 30%. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân. Tôi nghĩ nguyên nhân khiến giá giảm là do lệnh cấm của châu Âu. ”

Lệnh cấm nhập khẩu mật ong Ấn Độ được áp dụng từ đầu năm nay tại 27 quốc gia EU.
Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực giải quyết vấn đề này, ủy ban giám sát xuất khẩu đã chuẩn bị một chương trình hành động chi tiết và đã trình lên ủy ban châu Âu.

Sau Mỹ, thị trường EU là thị trường xuất khẩu mật ong lớn thứ hai của Ấn Độ. Tổng giá trị xuất khẩu mật ong của Ấn Độ đạt 32,39 triệu đô la trong năm 2008-2009.

 

Nguồn: Báo công thương điện tử

 

Quảng cáo sản phẩm