Nhập siêu quý 1 ước đạt 2,6 tỷ USD
03/03/2010 06:07
Nhập siêu hai tháng đầu năm nay ước khoảng 1,745 tỷ USD và bằng 19,6% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, xấp xỉ với mục tiêu khống chế nhập siêu khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm nay.
Đó là số liệu vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2010.
Như vậy, so với báo cáo sơ bộ do Tổng cục Thống kê công bố trước đó, nhập siêu tháng 2/2010 tăng thêm 100 triệu USD lên 800 triệu USD, do kim ngạch xuất khẩu tháng 2 đã tăng 200 triệu USD, nhập khẩu tăng 300 triệu USD.
Theo một nguồn tin từ Tổng cục Thống kê, sở dĩ có sự điều chỉnh này là do số liệu của nhiều tờ khai hải quan (đã thực hiện trước ngày 15/2, thời điểm chốt số liệu) chưa kịp cập nhật trước Tết âm lịch. Và việc điều chỉnh lần này là để sát với tình hình thực tế hơn.
Kim ngạch xuất khẩu “đứng yên”
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “Cân đối xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục khó khăn, nhập khẩu tăng nhanh”.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2010 ước tính đạt 3,9 tỷ USD, giảm 22,2% so với tháng trước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự sụt giảm khá lớn về kim ngạch xuất khẩu tháng 2 so với tháng 1 là do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết âm lịch kéo dài, cho nên mức tăng hai tháng là không đáng kể so với cùng kỳ. Tính chung hai tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,913 tỷ USD, chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2009.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ này cho biết, nếu loại trừ yếu tố tăng đột biến của kim ngạch xuất khẩu vàng đầu năm 2009 (khoảng 1,4 tỷ USD), thì kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2010 tăng khoảng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu nhìn vào các khu vực doanh nghiệp, xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng khá khả quan. Không kể dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI đạt khoảng 4,239 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhập khẩu tăng có yếu tố tăng giá
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 2 ước đạt 4,7 tỷ USD, giảm 21,1% so với tháng trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 10,658 tỷ USD, tăng tới 39,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá nhiều loại mặt hàng trên thị trường đã tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong các nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu tăng cao.
Cụ thể, giá xăng dầu các loại tăng 49,9%; chất đốt hóa lỏng tăng 44,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 43,2%; phôi thép tăng 18,9%; kim loại thường tăng 53%... Theo ước tính, riêng yếu tố tăng giá khiến kim ngạch nhập khẩu tăng hơn 600 triệu USD.
Nhập siêu quý 1 ước 2,6 tỷ USD
Dự báo kinh tế trong nước sẽ tiếp tục phục hồi nhanh hơn trong thời gian tới, nhất là công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 48,65% so với tháng 2; nhập khẩu đạt khoảng 6,4 tỷ USD, tăng 45,45% trong cùng so sánh; nhập siêu duy trì khoảng 900 triệu USD trong tháng tới.
Như vậy, trong quý 1/2010, kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 14,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu khoảng 16,8 tỷ USD; giá trị nhập siêu khoảng 2,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đó là số liệu vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2010.
Như vậy, so với báo cáo sơ bộ do Tổng cục Thống kê công bố trước đó, nhập siêu tháng 2/2010 tăng thêm 100 triệu USD lên 800 triệu USD, do kim ngạch xuất khẩu tháng 2 đã tăng 200 triệu USD, nhập khẩu tăng 300 triệu USD.
Theo một nguồn tin từ Tổng cục Thống kê, sở dĩ có sự điều chỉnh này là do số liệu của nhiều tờ khai hải quan (đã thực hiện trước ngày 15/2, thời điểm chốt số liệu) chưa kịp cập nhật trước Tết âm lịch. Và việc điều chỉnh lần này là để sát với tình hình thực tế hơn.
Kim ngạch xuất khẩu “đứng yên”
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “Cân đối xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục khó khăn, nhập khẩu tăng nhanh”.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2010 ước tính đạt 3,9 tỷ USD, giảm 22,2% so với tháng trước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự sụt giảm khá lớn về kim ngạch xuất khẩu tháng 2 so với tháng 1 là do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết âm lịch kéo dài, cho nên mức tăng hai tháng là không đáng kể so với cùng kỳ. Tính chung hai tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,913 tỷ USD, chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2009.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ này cho biết, nếu loại trừ yếu tố tăng đột biến của kim ngạch xuất khẩu vàng đầu năm 2009 (khoảng 1,4 tỷ USD), thì kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2010 tăng khoảng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu nhìn vào các khu vực doanh nghiệp, xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng khá khả quan. Không kể dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI đạt khoảng 4,239 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhập khẩu tăng có yếu tố tăng giá
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 2 ước đạt 4,7 tỷ USD, giảm 21,1% so với tháng trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 10,658 tỷ USD, tăng tới 39,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá nhiều loại mặt hàng trên thị trường đã tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong các nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu tăng cao.
Cụ thể, giá xăng dầu các loại tăng 49,9%; chất đốt hóa lỏng tăng 44,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 43,2%; phôi thép tăng 18,9%; kim loại thường tăng 53%... Theo ước tính, riêng yếu tố tăng giá khiến kim ngạch nhập khẩu tăng hơn 600 triệu USD.
Nhập siêu quý 1 ước 2,6 tỷ USD
Dự báo kinh tế trong nước sẽ tiếp tục phục hồi nhanh hơn trong thời gian tới, nhất là công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 48,65% so với tháng 2; nhập khẩu đạt khoảng 6,4 tỷ USD, tăng 45,45% trong cùng so sánh; nhập siêu duy trì khoảng 900 triệu USD trong tháng tới.
Như vậy, trong quý 1/2010, kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 14,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu khoảng 16,8 tỷ USD; giá trị nhập siêu khoảng 2,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Các tin khác
- NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115% (13/05/2025)
- Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ (12/05/2025)
- Nông sản Việt trước bài toán tiêu chuẩn, chất lượng của EU (12/05/2025)
- Tìm cách gia tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ (12/05/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu tại nhiều thị trường mới (12/05/2025)