Nhật, Mỹ và EU cùng ngồi vào bàn họp về đất hiếm
25/03/2012 01:16
Ngày21/3, Nhật Bản thông báo rằng họ sẽ làm chủ nhà cho một cuộc gặp ba bên cùngLiên minh châu Âu (EU) và Mỹ bàn về các giải pháp thay thế cho nguồn đất hiếmmà Trung Quốc đang kiểm soát.
Bộ công nghiệp Nhật Bản nói các cuộc gặp ngày 28/3 ở Tokyo sẽ có sự tham giacủa những quan chức chính quyền, nhà nghiên cứu và lãnh đạo kinh doanh để traođổi về việc giảm bớt sự phụ thuộc vào mặt hàng cần cho các thiết bị công nghệcao này cũng như các biện pháp tái sử dụng.
Những cuộc gặp diễn ra vài tuần sau khi bộ ba nói trên khiếu nại với Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) rằng Trung Quốc hiệnđang giữ độc quyền nguồn cung đất hiếm.
Bộ công nghiệp Nhật Bản tuyên bố: “Giá cả tăng đột ngột trong những năm vừa quađã dẫn đến việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao không ổn định. Vì vậy cầnphải có giải pháp vượt qua những khó khăn này bằng cách phát triển các công nghệthay thế và giảm việc sử dụng nguyên liệu quan trọng này càng sớm càng tốt.”
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Steven Chu, Đại sứ EU tại Nhật Bản Hans DietmarSchweisgut và Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano sẽ tham gia cuộc gặpnói trên.
Những người tham dự “sẽ giới thiệu các chính sách và nỗ lực để đạt được sự côngnhận chung về tầm quan trọng của nguồn cung cấp ổn định các loại nguyên liệucần thiết, bao gồm đất hiếm.”
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 13/3 đã chỉ tríchTrung Quốc vì hạn chế xuất khẩu mặt hàng này và Mỹ, EU cùng Nhật Bản đã nộp mộtkhiếu nại chung lên WTO. Trong đó, họ cho rằng Trung Quốc, hiện sản xuất khoảng97% nhu cầu đất hiếm của thế giới, đã được hưởng lợi một cách không công bằngnhờ việc hạn chế xuất khẩu.
Bắc Kinh đáp trả rằng việc kiểm soát thông qua hạn ngạch và thuế xuất khẩu làcần thiết để giúp bảo tồn loại tài nguyên quý giá này, hạn chế các tác hại môitrường do khai thác quá mức và đáp ứng nhu cầu nội địa.
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)