Nhiều quy định mới về thực phẩm nhập vào Mỹ

24/04/2012 12:18 - 936 lượt xem

Nhiều quy định mới khắt khe hơn áp dụng cho thực phẩm nhậpkhẩu vào thị trường Mỹ dự kiến có hiệu lực trong năm nay và năm 2013.

Trong hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hôm 20-4,ông David Lennarz, từng là chuyên gia kỹ thuật Cơ quan quản lý an toàn thựcphẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), hiện là Phó chủ tịch của công ty Registrar Corp.(Mỹ), cho biết Chính phủ Mỹ đang thắt chặt an toàn vệ sinh thực phẩm bằng việcđưa ra Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FDA Food Safety Modernization Act -FSMA).

Luật FSMA được Tổng thống Mỹ Obama ký vào ngày 4-1-2011. Đếnnăm 2016, các quy định của luật này mới được ban hành đầy đủ, nhưng hiện từngphần trong luật sửa đổi này đã được ban hành dần và có hiệu lực ngay. Quy địnhmới dựa trên bốn nguyên tắc, là: 1. phòng ngừa, 2. kiểm tra, tuân thủ, và phảnhồi, 3. an toàn nhập khẩu và 4. tăng cường quan hệ đối tác (công nhận kết quảkiểm tra của các cơ quan khác, bao gồm của chính phủ nước ngoài). Với mỗinguyên tắc này, Mỹ sẽ ban hành dần các quy định sửa đổi liên quan đến an toànthực phẩm, trong đó có một số quy định sẽ có hiệu lực trong năm nay và năm2013.

Cụ thể, hiện doanh nghiệp đang xuất khẩu hải sản đông lạnhvà nước giải khát vào thị trường Mỹ phải có chứng nhận HACCP (Hazard AnalysisCritical Control Point) - hệ thống phân tích và kiểm soát các mối nguy trongquá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, với nguyên tắc phòng ngừatrong FSMA, kể từ tháng 7-2012, không chỉ hai mặt hàng trên, mà nhiều mặt hàngthực phẩm khác xuất khẩu sang Mỹ cũng phải đáp ứng HACCP.

Đối với nguyên tắc kiểm tra, tuân thủ và phản hồi, sẽ cónhiều quy định mới được ban hành trong năm nay. Chẳng hạn như, trước đây, cáccông ty xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ chỉ cần đăng ký một lần với FDA về cơ sởsản xuất để được cấp số đăng ký. Tuy nhiên, với luật mới, cứ hai năm, thì cáccơ sở này phải đăng ký lại. Và, từ tháng 10-2012 đến 31-12-2012, doanh nghiệpphải hoàn thành việc đăng ký lại (FDA không thu phí đăng ký lại) dù mới đăng kývào năm ngoái.

Với nguyên tắc này, một số quy định khắt khe hơn cũng đãđược áp dụng từ giữa năm ngoái và một số khác hiện được áp dụng. Chẳng hạn như,FDA có quyền đình chỉ số đăng ký cơ sở sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu nếuFDA phát hiện doanh nghiệp đó vi phạm an toàn thực phẩm. Việc này dẫn đến hậuquả là, doanh nghiệp bị đình chỉ xuất khẩu sang Mỹ cho đến khi vụ việc đượcgiải quyết hoàn toàn.

Ngoài ra, FDA được quyền lưu giữ hàng hóa trong 30 ngày nếutình nghi trong sản phẩm có tạp chất hoặc dán nhãn sai quy định.

FDA cũng tăng cường thanh tra cơ sở các công ty xuất khẩuthực phẩm sang Mỹ. Theo ông David Lennarz, FDA dự kiến thực hiện 1.200 cuộcthanh tra ở cơ sở nước ngoài trong năm 2012, và tăng gấp đôi số lần kiểm traqua mỗi năm, trong khi trong năm 2011 Mỹ thực hiện khoảng 600 chuyến thanh tra.Doanh nghiệp sẽ có khả năng nằm trong danh sách các cơ sở sản xuất bị kiểm tranhiều nhất, nếu có hàng hóa từng bị giữ tại cảng, hoặc sản xuất xuất khẩu sảnphẩm có nguy cơ cao cho sức khỏe, như hải sản, hàng đông lạnh (thay vì sản xuấtthực phẩm khô, như mì gói).

Ngoài ra, từ ngày 1-1-2011, FDA được quyền thu phí thanh tracơ sở sản xuất (với mức phí mỗi giờ làm việc sẽ tính 224 đô la Mỹ/giờ cho hoạtđộng thanh tra trong nước và 325 đô la Mỹ/giờ ở nước ngoài) thay vì miễn phínhư trước. Tuy nhiên, đến nay chưa có trường hợp nào FDA thu phí này, ông DavidLennarz cho biết.

Theo ông David Lennarz, sau khi thanh tra cơ sở, FDA phảigửi bản tóm lược kết quả thanh tra đó cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ nhữngvi phạm, mức độ nghiêm trọng và cho biết họ có quay lại thanh tra nữa haykhông. Do đó, nếu chưa nhận được bản tóm lược này, doanh nghiệp có thể yêu cầuFDA gửi.

Theo trang web chuyên cung cấp thông tin về các lô hàng bị FDA từ chối nhập khẩu vào Mỹ www.acessdata.fda.gov/script/importrefusals, trong mỗi 3 tháng đầu năm 2012, lần lượt có 23, 26 và 19 trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ vi phạm quy định của FDA. Nguyên nhân chủ yếu là ghi sai nhãn (không đúng quy định của Mỹ) và hàng có tạp chất.

Nguồn:Thời báo kinh tế Sài Gòn

 

Quảng cáo sản phẩm