Tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với kiểm soát nhập siêu
07/04/2010 12:00
Trong thời gian còn lại của năm 2010, cần tìm mọi giải pháp thúc đẩy sản xuất, việc tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với kiểm soát nhập siêu để đảm bảo hoàn thành mục tiêu mà Chính phủ giao cho ngành Công Thương nhập siêu không quá 20% so với kim ngạch xuất khẩu.
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động của ngành trong 3 tháng đầu năm 2010 và bàn kế hoạch cho những tháng còn lại của năm nay được tổ chức hôm qua (5/4/2010) tại Hà Nội.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 3 tháng đầu năm 2010, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn ngành công thương trong việc triển khai Nghị quyết số 03/ NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách năm 2010, tích cực đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, đầu tư, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới... nên hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Theo đó, hoạt động sản xuất công nghiệp đã dần dần hồi phục, tuy chưa đạt được mức tăng trưởng ấn tượng như những năm trước nhưng cũng đã vượt qua giai đoạn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cùng kỳ năm ngoái (quý I/2009 so với quý I/2008 giảm 6,6%). Tổng kết quý I, tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 173.492 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số ấn tượng trong điều kiện hiện nay (kế hoạch cả năm là 12%)
Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Công Thương, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều đạt mức tăng khá với 32/34 sản phẩm tăng so với cùng kỳ. Đáng chú ý, một số sản phẩm là tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng có mức tăng tăng cao, như: điện thương phẩm tăng 20%; than sạch tăng 10,9%; phôi thép tăng 19,4%; khí đốt tăng 24,3%...
Xét trên bình diện các địa phương, con số tăng trưởng công nghiệp trong quý I cũng khá ấn tượng. Theo đó, có 10/14 tỉnh, thành phố công nghiệp trọng điểm có giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá so với cùng kỳ và cao hơn mức tăng chung của toàn ngành. Điển hình như Vĩnh Phúc tăng 47,4%; Phú Thọ tăng 38,7%; Đà Năng tăng 26,2%; Bình Dương tăng 20,8%; Hải Dương tăng 19,8%; Quảng Ninh tăng 18,7%; Đồng Nai tăng 18,4%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 13,7%...
Bên cạnh đó, các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ cũng đạt được những con số tăng trưởng đáng ghi nhận. Điển hình như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tăng 20%); Tổng công ty Thép Việt Nam (tăng 20,9%), Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam (tăng 11,5%)...
Xuất khẩu phục hồi và nỗi lo nhập siêu
Cùng với công nghiệp, trong quý I, lĩnh vực thương mại cũng đạt được những kết quả khả quan. Theo đó, trong quý I, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 14 tỉ USD, mặc dù giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2009, song nếu loại trừ yếu tố xuất khẩu vàng đột biến của 3 tháng đầu năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2010 vẫn tăng 19,3%.
Đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch này trước hết phải nói đến yếu tố tăng giá do nền kinh tế đã dần phục hồi sau suy thoái, đặc biệt là giá dầu thô và một số nông sản, như: hạt điều, sắn, cao su, gạo, hạt tiêu... Theo tính toán của Bộ Công Thương, chỉ riêng việc tăng giá của nhóm hàng nông sản đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 205 triệu USD. Nếu tính chung cho tất cả các nhóm hàng xuất khẩu, thì yếu tố tăng giá đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 957 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu tăng còn do yếu tố tăng trưởng của thị trường xuất khẩu. Mặc dù tỷ lệ tăng này so với các năm có chậm hơn, song vẫn duy trì và tăng nhẹ. Trong đó, các thị trường xuất khẩu lớn, như: Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại Dương có mức tăng trưởng trên 20%; thị trường Châu Âu giảm 44,4%...
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá, song trong quý I năm 2010, hoạt động nhập khẩu hàng hoá cũng tăng khá mạnh với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong quý I, cả nước đã nhập siêu 3,51 tỷ USD, với tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu là 25%.
Tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với kiểm soát nhập siêu
Trên cơ sở phân tích những mặt đạt được cũng như hạn chế trong quý I, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chỉ đạo, trong thời gian còn lại của năm 2010, Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ, cần tìm mọi giải pháp thúc đẩy sản xuất, đảm bảo đà tăng trưởng như trong quý I đã đạt được, đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường trong nước, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Trong đó, với lĩnh vực thương mại, việc tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với kiểm soát nhập siêu để đảm bảo hoàn thành mục tiêu mà Chính phủ giao cho ngành Công Thương nhập siêu không quá 20% so với kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, cần tập trung đẩy mạnh hoạt động đầu tư và giải ngân các dự án đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành để một mặt, tăng thêm năng lực sản xuất mới, mặt khác với nhiều dự án mới hoàn thành, chúng ta sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa sản xuất trong nước để giám bớt áp lực phụ thuộc vào nhập khẩu, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2010 ít nhất trên 6%.
Mặc dù vẫn khẳng định, tình hình nhập khẩu quý I/2010 đã phản ánh đúng thực trạng sản xuất và tình hình nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Song Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng lưu ý trong thời gian tới, cần hạn chế tình trạng nhập khẩu những mặt hàng không thực sự thiết yếu (ô tô, điện thoại di động…) – những mặt hàng góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu, tăng tỷ lệ nhập siêu.
Nếu hạn chế được việc nhập khẩu những mặt hàng nói trên thì không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, hạn chế nhập siêu, thúc đẩy xuất khẩu mà còn góp phần tích cực đưa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hành Việt Nam đi vào thực chất”, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa do Việt Nam sản xuất.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường theo hướng giá cả hàng hóa, dịch vụ phải được hình thành trên cơ sở tính toán, rà soát chi phí hợp lý, có cơ sở.
“Bài học kinh nghiệm trong năm 2009 cho thấy rằng, nếu các doanh nghiệp nhà nước gương mẫu đi đầu, tích cực trong việc xây dựng và thực hiện khung giá hợp lý, thì sẽ có tác dụng làn tỏa rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm nay, tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục thực hiện và tôi tin rằng, chúng ta sẽ thực hiện được” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động của ngành trong 3 tháng đầu năm 2010 và bàn kế hoạch cho những tháng còn lại của năm nay được tổ chức hôm qua (5/4/2010) tại Hà Nội.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 3 tháng đầu năm 2010, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn ngành công thương trong việc triển khai Nghị quyết số 03/ NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách năm 2010, tích cực đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, đầu tư, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới... nên hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Theo đó, hoạt động sản xuất công nghiệp đã dần dần hồi phục, tuy chưa đạt được mức tăng trưởng ấn tượng như những năm trước nhưng cũng đã vượt qua giai đoạn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cùng kỳ năm ngoái (quý I/2009 so với quý I/2008 giảm 6,6%). Tổng kết quý I, tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 173.492 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số ấn tượng trong điều kiện hiện nay (kế hoạch cả năm là 12%)
Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Công Thương, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều đạt mức tăng khá với 32/34 sản phẩm tăng so với cùng kỳ. Đáng chú ý, một số sản phẩm là tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng có mức tăng tăng cao, như: điện thương phẩm tăng 20%; than sạch tăng 10,9%; phôi thép tăng 19,4%; khí đốt tăng 24,3%...
Xét trên bình diện các địa phương, con số tăng trưởng công nghiệp trong quý I cũng khá ấn tượng. Theo đó, có 10/14 tỉnh, thành phố công nghiệp trọng điểm có giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá so với cùng kỳ và cao hơn mức tăng chung của toàn ngành. Điển hình như Vĩnh Phúc tăng 47,4%; Phú Thọ tăng 38,7%; Đà Năng tăng 26,2%; Bình Dương tăng 20,8%; Hải Dương tăng 19,8%; Quảng Ninh tăng 18,7%; Đồng Nai tăng 18,4%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 13,7%...
Bên cạnh đó, các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ cũng đạt được những con số tăng trưởng đáng ghi nhận. Điển hình như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tăng 20%); Tổng công ty Thép Việt Nam (tăng 20,9%), Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam (tăng 11,5%)...
Xuất khẩu phục hồi và nỗi lo nhập siêu
Cùng với công nghiệp, trong quý I, lĩnh vực thương mại cũng đạt được những kết quả khả quan. Theo đó, trong quý I, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 14 tỉ USD, mặc dù giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2009, song nếu loại trừ yếu tố xuất khẩu vàng đột biến của 3 tháng đầu năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2010 vẫn tăng 19,3%.
Đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch này trước hết phải nói đến yếu tố tăng giá do nền kinh tế đã dần phục hồi sau suy thoái, đặc biệt là giá dầu thô và một số nông sản, như: hạt điều, sắn, cao su, gạo, hạt tiêu... Theo tính toán của Bộ Công Thương, chỉ riêng việc tăng giá của nhóm hàng nông sản đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 205 triệu USD. Nếu tính chung cho tất cả các nhóm hàng xuất khẩu, thì yếu tố tăng giá đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 957 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu tăng còn do yếu tố tăng trưởng của thị trường xuất khẩu. Mặc dù tỷ lệ tăng này so với các năm có chậm hơn, song vẫn duy trì và tăng nhẹ. Trong đó, các thị trường xuất khẩu lớn, như: Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại Dương có mức tăng trưởng trên 20%; thị trường Châu Âu giảm 44,4%...
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá, song trong quý I năm 2010, hoạt động nhập khẩu hàng hoá cũng tăng khá mạnh với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong quý I, cả nước đã nhập siêu 3,51 tỷ USD, với tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu là 25%.
Tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với kiểm soát nhập siêu
Trên cơ sở phân tích những mặt đạt được cũng như hạn chế trong quý I, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chỉ đạo, trong thời gian còn lại của năm 2010, Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ, cần tìm mọi giải pháp thúc đẩy sản xuất, đảm bảo đà tăng trưởng như trong quý I đã đạt được, đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường trong nước, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Trong đó, với lĩnh vực thương mại, việc tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với kiểm soát nhập siêu để đảm bảo hoàn thành mục tiêu mà Chính phủ giao cho ngành Công Thương nhập siêu không quá 20% so với kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, cần tập trung đẩy mạnh hoạt động đầu tư và giải ngân các dự án đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành để một mặt, tăng thêm năng lực sản xuất mới, mặt khác với nhiều dự án mới hoàn thành, chúng ta sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa sản xuất trong nước để giám bớt áp lực phụ thuộc vào nhập khẩu, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2010 ít nhất trên 6%.
Mặc dù vẫn khẳng định, tình hình nhập khẩu quý I/2010 đã phản ánh đúng thực trạng sản xuất và tình hình nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Song Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng lưu ý trong thời gian tới, cần hạn chế tình trạng nhập khẩu những mặt hàng không thực sự thiết yếu (ô tô, điện thoại di động…) – những mặt hàng góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu, tăng tỷ lệ nhập siêu.
Nếu hạn chế được việc nhập khẩu những mặt hàng nói trên thì không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, hạn chế nhập siêu, thúc đẩy xuất khẩu mà còn góp phần tích cực đưa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hành Việt Nam đi vào thực chất”, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa do Việt Nam sản xuất.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường theo hướng giá cả hàng hóa, dịch vụ phải được hình thành trên cơ sở tính toán, rà soát chi phí hợp lý, có cơ sở.
“Bài học kinh nghiệm trong năm 2009 cho thấy rằng, nếu các doanh nghiệp nhà nước gương mẫu đi đầu, tích cực trong việc xây dựng và thực hiện khung giá hợp lý, thì sẽ có tác dụng làn tỏa rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm nay, tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục thực hiện và tôi tin rằng, chúng ta sẽ thực hiện được” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115% (13/05/2025)
- Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ (12/05/2025)
- Nông sản Việt trước bài toán tiêu chuẩn, chất lượng của EU (12/05/2025)
- Tìm cách gia tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ (12/05/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu tại nhiều thị trường mới (12/05/2025)