Tổng quan về kinh tế Ấn Độ và quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Ấn Độ
15/12/2008 12:00
Năm 2006-2007, GDP của Ấn độ tăng 9,6%. Năm 2007-2008, mức tăng là 9%. Tuy nhiên, Ủy ban kế hạch Ấn độ chỉ dự kiến (dự kiến mới nhất tháng 11/2008) GDP năm 2008-2009 tăng 7%. Quý III/2008 (từ tháng 7-9/2008), GDP chỉ tăng 7,6%, chậm nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút hơn 13 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán nước này, khiến chỉ số S ensex của Thị trường Chứng khoán Mumbai giảm chỉ còn chưa đầy một nửa so với mức cách đây một năm.
Hiện lãi suất cơ bản của đồng Rupi của Ấn độ là 7,5%. Hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt nam - Ấn độ có những bước tiến đáng kể. Năm 2007-2008, kim ngạch XNK hai chiều đạt 1.775,76 triệu USD, tăng 54,5% so với năm 2006-2007.IMF dự kiến năm 2008, GDP của Ấn độ tăng 7,8% và năm 2009 là 6,9%.
1. TÌNH HÌNH KINH TẾ ẤN ĐỘ :
1.1. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát :
Năm 2006-2007, GDP của Ấn độ tăng 9,6%. Năm 2007-2008, mức tăng là 9%. Tuy nhiên, Ủy ban kế hạch Ấn độ chỉ dự kiến (dự kiến mới nhất tháng 11/2008) GDP năm 2008-2009 tăng 7%.
Quý III/2008 (từ tháng 7-9/2008), GDP chỉ tăng 7,6%, chậm nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút hơn 13 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán nước này, khiến chỉ số S ensex của Thị trường Chứng khoán Mumbai giảm chỉ còn chưa đầy một nửa so với mức cách đây một năm. Hiện lãi suất cơ bản của đồng Rupi của Ấn độ là 7,5%.
IMF dự kiến năm 2008, GDP của Ấn độ tăng 7,8% và năm 2009 là 6,9%.
Năm 2007, GDP của Ấn độ đạt 1.171 tỷ USD.
Lạm phát theo chỉ số giá bán buôn (WPI) ở mức 8,9% vào ngày 8/11/2008 do giá xăng dầu và hàng công nghiệp giảm, trong khi giá lương thực và thực phẩm vẫn có chiều hướng tăng.
Đầu tư nước ngoài (FDI) từ tháng 1-9/2008 đạt 29,09 tỷ USD, tăng so với mức 13,71 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Tổng FDI từ tháng 8/1001 đến tháng 9/2008 là 96,425 tỷ USD. Các nước dẫn đầu trong đầu tư vào ấn độ là : Mauritius, Singapore, USA, UK, Holland, Japan, Germany, Syprus, France và UAE.
FDI tập trung vào các ngành chính : dịch vụ (tài chính và phi tài chính), viễn thông, xây dựng, bất động sản, ôtô, điện, luyện kim, hóa dầu và ga, hóa chất.
Từ tháng 1-10/2008, Ấn độ thu hút 4,32 triệu lượt khách du lịch nước ngoài so với mức 3,95 triệu cùng kỳ năm trước. Thu nhập ngoại tệ là 9,696 tỷ USD, so với mức 8,293 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Dự trữ ngoại tệ đến ngày 21/11/2008 là 246,3 tỷ USD.
1.2. Xuất khẩu của Ấn độ :
Chính phủ Ấn độ đang xem xét các biện pháp cả gói để duy trì mức tăng trưởng của nền kinh tế và tránh suy giảm mạnh xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới dẫ tác động mạnh lên kinh tế của nước này.
Các biện pháp đang được tiến hành : tăng tín dụng cho ngành công nghiệp, tái cung cấp tài chính cho các dự án bất động sản và nhà ở, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ xuất khẩu, bảo vệ thị trường trong nước trước nguy cơ xâm nhập của hàng giá rẻ từ nước ngoài.
Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết, mức tăng của xuất khẩu năm 2008-2009 có thể giảm xuống 10% so với mục tiêu đề ra là 25%. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu cả năm 2008-2009 chỉ đạt 175 tỷ USD, so với mục tiêu là 200 tỷ USD. Chính phủ có thể xem xét lại mục tiêu xuất khẩu vào tháng 12/2008.
Chính phủ đang áp dụng biện pháp cắt giảm lãi suất để bơm tiền vào thị trường cho các ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ tồn đọng vốn tại các ngân hàng, trong khi thị trường vẫn khát vốn.
Tổng lượng vốn dự kiến giải pháp cả gói cho các công việc nêu trên là 10 tỷ USD. Đồng thời cũng đề phòng sự mất việc làm của nguời lao động khi nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều xí nghiệp, công ty cắt giảm việc làm hoặc đóng cửa.
Ngành dệt may là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ thứ hai cho đất nước, sử dụng 38 triệu lao động và đóng góp khoảng 8% GDP. Từ giữa năm đến nay, 700.000 việc làm đã bị cắt. Dự kiến khoảng 500.000 việc làm sẽ bị cắt trong các tháng đầu năm 2009 nếu các biện pháp của chính phủ kém hiệu quả.
Các ngành bị ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng tài chính được đề cập trong chiến lược cứu nguy cả gói là dệt may, kim hoàn, da và dày, linh kiện ôtô, hải sản…
Một trong các biện pháp sẽ được sử dụng là áp thuế chống bán phá giá với các hàng nhập khẩu giá rẻ nhu hàng nhập từ Trung quốc, tăng thuế nhập khẩu, áp đặt cơ chế kiểm soát định lượng (như đối với thép cuộn nóng) để hạn chế nhập khẩu và bảo vệ thị trường trong nước.
Lạm phát theo chỉ số giá bán buôn (WPI) ở mức 8,9% vào ngày 8/11/2008 do giá xăng dầu và hàng công nghiệp giảm, trong khi giá lương thực và thực phẩm vẫn có chiều hướng tăng.
Xuất khẩu từ tháng 4-10/2008 đạt 107,796 tỷ USD, tăng 23,7% so với mức 87,144 tỷ USD cùng kỳ năm trước (Mục tiêu xuất khẩu của Chính phủ là 200 tỷ USD từ 4/2008 đến tháng 3/2009).
Nhập khẩu đạt 180,789 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt thương mại là 72,993 tỷ USD so với mức cùng kỳ năm trước là 45,636 tỷ USD.
Xuất khẩu tháng 10/2008 đạt 12,8 tỷ USD, giảm 12,3% so với mức 14,6 tỷ USD của tháng 10/2008 và giảm 6,84% so với mức 13,74 tỷ USD của tháng 9/2008.
2. QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ - VIỆT NAM :
2.1. Quan hệ kinh tế Ấn độ - Việt nam :
Hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt nam - Ấn độ có những bước tiến đáng kể. Năm 2007-2008, kim ngạch XNK hai chiều đạt 1.775,76 triệu USD, tăng 54,5% so với năm 2006-2007.
Tính đến hết tháng 10/2008, ấn độ có 30 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký hơn 195 triệu USD, vốn thực hiện đạt hơn 578 triệu USD, đứng thứ 27/76 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đàu tư vào Việt nam. Từ năm 2007, các tập đoàn lớn của Ấn độ xúc tiến ký Bản ghi nhớ (MOU) tiến tới thực hiện các dự án lớn, trong đó có dự án thép tại Hà tĩnh trị giá 3,5 tỷ USD.
Các lĩnh vực hợp tác khác cũng được triển khai tích cực.
2.2. Quan hệ Thương mại Ấn độ - Việt nam :
+ Số liệu chung :
Theo số liệu chính thức mới công bố của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn độ, trong năm tài chính 2007-2008 (từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008), Việt nam xuất khẩu sang Ấn độ 173,39 triệu USD, chiếm 0,07% nhập khẩu của Ấn độ, tăng 35,47% so với năm trước.
Việt nam nhập khẩu 1.602,38 triệu USD, chiếm 0,98% xuất khẩu của Ấn độ, tăng 29,02% so với năm trước.
Thâm hụt thương mại là 1.4288,99 triệu USD so với mức 814,32 triệu USD của năm trước.
STT | Năm | 2003-2004 | 2004-2005 | 2005-2006 | 2006-2007 | 2007-2008 |
1. | Xuất khẩu | 410,43 | 555,96 | 690,68 | 981,84 | 1,602,38 |
2. | % tăng | | 35,46 | 24,23 | 42,16 | 63,20 |
3. | Tổng XK của Ấn độ | 63.842,55 | 83.535,95 | 103.090,54 | 126.262,67 | 162.904,15 |
4. | % tăng | | 30,85 | 23,41 | 22,48 | 29,02 |
5. | % tỷ trọng | 0,64 | 0,67 | 0,67 | 0,78 | 0,98 |
6. | Nhập khẩu | 38,21 | 86,50 | 131,39 | 167,52 | 173,39 |
7. | % tăng | | 126,35 | 51,89 | 27,50 | 3,50 |
8. | Tổng NK của Ấn độ | 78.149,11 | 111.517,44 | 149.165,73 | 185.604,10 | 251.439,17 |
9. | % tăng | | 42,70 | 33,76 | 24,43 | 35,47 |
10. | % tỷ trọng | 0,05 | 0,08 | 0,09 | 0,09 | 0,07 |
11. | Tổng XNK | 448,65 | 642,46 | 822,06 | 1.149,36 | 1.775,76 |
12. | % tăng | | 43,20 | 27,96 | 39,81 | 54,50 |
13. | Tổng XNK của Ấn độ | 141.991,66 | 195.053,38 | 252.256,27 | 311.866,78 | 414.343,32 |
14. | % tăng | | 37,37 | 29,33 | 23,63 | 32,86 |
15. | % tỷ trọng | 0,32 | 0,33 | 0,33 | 0,37 | 0,43 |
16. | Cán cân thương mại | 372,22 | 469,46 | 559,29 | 814,32 | 1.428,99 |
17. | Cán cân TM của Ấn độ | -14.306,56 | -27.981,49 | -46.075,20 | -59.341,43 | -88.535,02 |
| Tỷ giá: (Rs./USD) | 45,9516 | 44,9315 | 4,2735 | 45,2849 | 40,2607 |
Đơn vị : Triệu USD
STT | Mặt hàng | 2006-2007 | 2007-2008 | Tăng (%) |
01 | Cà phê, chè, gia vị | 35,15 | 27,25 | -22,47 |
02 | Tinh dầu, mỹ phẩm | 2,71 | 4,60 | 69,60 |
03 | Nhựa, SP nhựa | 2,74 | 2,53 | -7,52 |
04 | Cao su | 2,87 | 9,12 | 32,79 |
05 | Gỗ, gỗ nguyên liệu | 1,28 | 1,52 | 18,61 |
06 | Đồ gỗ | 2,75 | 0,57 | -79,41 |
07 | Máy, thiết bị điện | 17,20 | 23,62 | 37,30 |
08 | Sắt thép | 9,63 | 10,98 | 14,10 |
09 | Gốm sứ | 0,59 | 0,97 | 64,00 |
10 | Thủy tinh | 2,81 | 1,59 | -43,20 |
11 | Dày dép | 6,49 | 4,70 | -27,67 |
12 | Hóa chất | 1,87 | 2,80 | 50,16 |
| Tổng số | 167,52 | 173,39 | 3,5 |
Nguồn: thongtinthuongmai.com.vn
Các tin khác
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng (28/04/2025)
- Ứng phó biến động thương mại toàn cầu: Kích cầu tiêu dùng nội địa, đa dạng thị trường xuất khẩu (28/04/2025)
- Xuất khẩu sang Mỹ gặp khó, doanh nghiệp nỗ lực tìm thị trường mới (25/04/2025)
- Kiểm soát chặt sản phẩm xuất khẩu 'đội lốt' hàng Việt (25/04/2025)
- Giảm “áp lực” từ thị trường Hoa Kỳ, ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới (25/04/2025)