Trung Quốc chấp thuận việc ngừng trợ cấp đối với các công ty phong điện trong nước (các công ty sản xuất điện từ năng lượng gió)
15/06/2011 12:00
Trung Quốc đã đồng ý ngừng trợ cấp cho các công ty phong điện mà sử dụng linh kiện sản xuất trong nước nhiều hơn linh kiện nhập khẩu. Đây là một thắng lợi cho các nhà sản xuất của Hoa Kỳ. Sau bảy tháng kể từ khi Hoa Kỳ khởi xướng điều tra theo khiếu kiện từ các công nhân ngành luyện Thép của Hoa Kỳ, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk đã công bố về hành động của Trung Quốc hôm Thứ ba vừa rồi.
Hành động này của Trung Quốc rất quan trọng bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất kỹ thuật năng lượng sạch của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Liệu điều đó có dẫn tới các hành động khác liên quan đến những hành vi thương mại đáng ngờ của Trung Quốc vẫn diễn ra mập mờ hay không.
Barry Bosworth, một chuyên gia kinh tế thương mại thuộc Viện nghiên cứu Brookings (một viện nghiên cứu trung lậ), cho rằng “vấn đề này đã trở thành một vấn đề lớn” và “ Đây là dấu hiệu của một nguyên tắc có thể áp dụng trên phạm vi thương mại rộng”.
Theo ý kiến từ văn phòng của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO không cho phép các chương trình của chính phủ dành ưu đãi cho các công ty sử dụng sản phẩm nội địa, như chương trình “sáng kiến nội địa” (“indigenous innovation”) của Chính phủ Trung Quốc. Chương trình trợ cấp cho các công ty sản xuất Phong điện có giá trị từ 6 triệu đến 22 triệu Đô la Mỹ. Cũng theo đại sứ Kirk – USTR: “Kết quả này giúp đảm bảo tính công bằng cho các công ty kỹ thuật sạch và các công nhân lao động trong ngành này của Hoa Kỳ”.
Vụ việc này đánh dấu cho vụ kiện thành công thứ ba mà Hoa Kỳ và các quốc gia khác kiện chính phủ Trung Quốc về trợ cấp. Trung Quốc đã đồng ý loại bỏ các trợ cấp khác theo đơn kiện của Hoa Kỳ, Mehico và Guatemala năm 2007 và 2008.
Vấn đề về ưu đãi thương mại của Trung Quốc đã được đề cập tới trong bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào tháng 1 và trong các cuộc họp với Kho bạc và các nhân viên chính phủ thời gian sau đó. Trung Quốc đã cam kết loại bỏ các chính sách đó.
Theo Philip Levy, một nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (một viện nghiên cứu trung lập khác) “Vấn đề lớn là liệu họ có tuân thủ theo cam kết đó hay không”. “Có vẻ như đây là dấu hiệu sớm nhận biết việc họ có thể làm”.
Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Hoa Kỳ trong lĩnh vực phát minh năng lượng. Trong số các thị trường đang nổi có sự cạnh tranh trong sản xuất kỹ thuật mới, thì cho tới nay đây là nguồn lớn nhất để đầu tư.
James Bacchus, từng là chánh thẩm và là thành viên Hội đồng WTO cho biết các dạng trợ cấp thương mại này “khác hẳn so với các dạng trợ cấp khác. Chúng rõ ràng bất hợp pháp.”
Nhưng Bacchus cũng cho rằng các dạng khác của chủ nghĩa bảo hộ thương mại rất phổ biến ở các quốc gia nhằm giúp đỡ các ngành công nghiệp nội địa của họ. Ví dụ, ông trích dẫn các điều khoản về Người Mỹ dùng hàng Mỹ (Buy American) trong luật kích thích kinh tế năm 2009 trong đó yêu cầu chính phủ liên bang trong hầu hết các trường hợp đều phải sử dụng sắt, thép và hàng sản xuất trong nước.
Eswar Prasad, một giáo sư có thâm niên về chính sách thương mại, gọi hành động của Trung Quốc là “biểu tượng rất quan trọng”.
Ông từng cho rằng “Liệu điều đó có mở ra một loạt các cam kết không rõ ràng ở phạm vi rộng hơn hay không” và “Tôi cho rằng vẫn còn sớm để tuyên bố chiến thắng, nhưng rõ ràng đây là một bước đi nhiều hy vọng”.
14/06/2011
Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)