Trung Quốc thắng kiện Liên minh Châu Âu trong vụ áp thuế chống phá giá giày da
06/11/2011 12:00
Ngày 29 tháng 10 năm 2011, Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết bác bỏ các biện pháp chống phá giáchủ chốt mà Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng đối với mặt hàng giày da nhập khẩutừ Trung Quốc.
Phán quyết trên nhận thấyĐiều 9 (5) trong Quy định Chống bán phá giá Cơ bản của EU không phù hợp với cácquy định của WTO.
Phán quyết cũng ủng hộtuyên bố của Trung Quốc rằng các quy định của WTO đã ghi rõ trong trường hợpnhập khẩu từ các quốc gia chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, mộtbiên độ và mức thuế riêng phải được định rõ cho mỗi nhà sản xuất và xuất khẩucụ thể chứ không được áp đặt chung đối với cả quốc gia xuất khẩu.
Ngoài ra, phán quyết khẳngđịnh EU đã vi phạm Hiệp định chống phá giá ở một số khía cạnh như điều tranguồn gốc hàng hóa hay việc xem xét lại thời điểm dừng việc áp dụng thuế chốngbán phá giá.
Trung Quốc và EU bắt đầugặp nhau để bàn về các biện pháp chống bán phá giá mà EU áp dụng từ tháng3/2010, song đã không tìm được tiếng nói chung và một tháng sau đó, Trung Quốcyêu cầu WTO thành lập Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc hoan nghênhphán quyết trên và hy vọng EU sẽ không tiếp tục vi phạm Hiệp định chống phágiá, khi thời hạn áp thuế chống phá giá đã kết thúc ngày 31/3/2011. Theo thủtục giải quyết tranh chấp của WTO, hai bên vẫn còn thời hạn 60 ngày để khángcáo lên cơ quan phúc thẩm.
Tháng 7/2011, Trung Quốctừng giành một chiến thắng tương tự trong vụ kiện EU áp thuế mặt hàng bulông vàđinh vít của Trung Quốc mà EU cho rằng bán rẻ một cách bất hợp lý. Trong vụnày, Cơ quan giải quyết tranh chấp cũng lên án cách thức mà EU áp biểu thuếchống lại các nước mà EU coi là chưa có nền kinh tế thị trường như Việt Nam,Trung Quốc và Cuba.
Năm 2006, EU đã áp thuếchống bán phá giá đối với giày da của Trung Quốc và Việt Nam trong 3 năm chođến tháng 12/2009 và tiếp tục gia hạn thêm 15 tháng. Điều này đã gây những phảnứng trái ngược ở khu vực Nam Âu vốn có thế mạnh về sản xuất và Bắc Âu vốn thiênvề bán lẻ.
Các nhà sản xuất châu Âunói họ không thể cạnh tranh với giày da giá rẻ nhập khẩu từ châu Á, trongkhi các nhà bán lẻ phàn nàn về việc khách hàng của họ phải mua giầy với giá caohơn./
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)