Trung Quốc vi phạm quy định WTO trong hạn chế xuất khẩu đất hiếm

15/07/2011 12:00 - 1139 lượt xem

Ngày 05/07/2011 vừa qua, Ban Hộithẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết liên quan đến cácbiện pháp hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc. Ban Hội thẩm được thành lậpsau khiếu kiện năm 2009 của EU, Hoa Kỳ và Mexico về các thuế xuất khẩu và cácbiện pháp hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc đối với các loại đất hiếm gồm phốtpho, bô-xít, than cốc, flourit, magiê, mangan, silic, silic cacbua và kẽm (sauđây gọi chung là “đất hiếm”). Những loại đất hiếm này chủ yếu được sử dụngtrong các ngành sản xuất thép, hóa chất và nhôm, và cũng được sử dụng rộng rãitrong các vật dụng hàng ngày (ví dụ, lon đồ uống, đĩa cứng, các thiết bị điện tử,ô tô, đồ gốm, tủ lạnh, pin và thuốc).

Phán quyết này của Ban Hội thẩmđã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các quốc gia hai bên bờ biển Alantic do nhữngtác động lớn từ việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc. Tuy nhiên, quantrọng hơn, phán quyết có thể khiến Trung Quốc phải sửa đổi chính sách xuất khẩuhiện nay liên quan tới “đất hiếm”, vốn rất quan trọng với các ngành công nghệcao toàn cầu. Những nguyên liệu đất hiếm đó bao gồm xeri, đyprosi, ebiri,europi và lantan. Ước tính sản lượng của Trung Quốc chiếm hơn 95% tổng nguyênliệu đất hiếm toàn cầu. Do vậy, phán quyết này tạo tiền lệ quan trọng, bởi TrungQuốc sẽ gần như phải đối mặt với một vụ kiện tương tự với chính các biện pháp hạnchế xuất khẩu này.

Trong báo cáo của Ban Hội thẩm vềvụ việc, đơn kiện đề cập tới 4 hình thức hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc bao gồm:

  • Thuế xuất khẩu tạm thời;
  • Hạn ngạch xuất khẩu;
  • Giấy phép nhập khẩu; và
  • Yêu cầu về giá sàn xuất khẩu.

Các cáo buộc nêu trong đơn kiệnliên quan tới việc phân bổ và quản lý hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốcvà các biện pháp không công khai. Các bên nguyên đơn cáo buộc các biện pháp hạnchế xuất khẩu của Trung Quốc là không phù hợp với nghĩa vụ của nước này Hiệp địnhchung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) và Nghị định thư gia nhập WTO củanước này. Trung Quốc lập luận khẳng định hạn chế xuất khẩu này là rất cần thiếtnhằm bảo vệ sức khỏe con người và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên có khảnăng cạn kiệt (theo Điều XX(b) và (g) của GATT 1994).

Báo cáo lần này rất quan trọng bởiđây là lần đầu tiên, Ban Hội thẩm phải viện dẫn tới Điều XI:2(a), quy định việccho phép áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm tạm thời nhằm giải quyết sự thiếthụt nghiêm trọng của các sản phẩm thiết yếu. Trung Quốc lập luận rằng việc hạnchế xuất khẩu bô xít được áp dụng tạm thời nhằm đối phó với sự thiếu hụt nghiêmtrọng của sản phẩm thiết yếu đó trong nước

Ban Hội thẩm kết luận rằng một sảnphẩm là “thiết yếu” theo Điều XI:2(a) nếu nó là “quan trọng”, “cần thiết” hay“không thể thay thế” bởi một quốc gia khác. Ban Hội thẩm cho biết để đưa ra đượcphán quyết này, trường hợp Thành viên đang có tranh chấp về biện pháp hạn chếhay cấm theo Điều XI:2(a) phải được đưa ra xem xét. Thêm vào đó, Ban Hội thẩm địnhnghĩa thuật ngữ “thiếu hụt trầm trọng” theo Điều XI:2(a) được hiểu là các trườnghợp, sự kiện nghiêm trọng có thể đe dọa gây khủng hoảng, và chỉ có thể ngăn chặnthông qua áp dụng các biện pháp tạm thời. Mặc dù thừa nhận rằng bô xít là “thiếtyếu” với Trung Quốc, Ban Hội thẩm vẫn kết luận rằng biện pháp hạn chế này làkhông thể biện hộ bởi Trung Quốc đã không chứng minh được sự áp dụng tạm thờinhằm ngăn chặn sự thiếu hụt nghiêm trọng.

Một trong số những kết luận quantrọng của Ban Hội thẩm đó là thuế xuất khẩu của Trung Quốc không phù hợp vớiNghị định thư Gia nhập và cách diễn giải trong nghị định thư không cho phépTrung Quốc dựa vào ngoại lệ chung theo Điều XX, GATT 1994 để biện minh cho biệnpháp hạn chế xuất khẩu đó. Vì thế, Trung Quốc bị bắt buộc phải xóa bỏ (với mộtsố ngoại lệ) tất cả các loại thuế xuất khẩu, và không áp dụng hạn ngạch xuất khẩu.

Mặc dù đồng ý với ý kiến của TrungQuốc rằng Điều XX(g), GATT 1994 phải được diễn giải theo hướng công nhận quyềnchủ quyền chính đáng của các thành viên WTO với tài nguyên thiên nhiên của họ,Ban Hội thẩm cũng nhấn mạnh rằng chủ quyền với tài nguyên thiên nhiên phải đượcthực thi hài hòa với các quy định của WTO. Ban Hội thẩm cũng kết luận việc gianhập các hiệp định quốc tế, ví dụ như các Hiệp định của WTO, là ví dụ điển hìnhtrong thực thi chủ quyền, và, như vậy Trung Quốc đã cam kết tuân thủ các quyềnvà quy định của WTO.

Trung Quốc phản bác lại rằng cácbiện pháp hạn chế xuất khẩu góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của nướcnày. Trung Quốc cho rằng thông qua việc cắt giảm nhu cầu quốc tế về những nguồntài nguyên đó, đồng thời nước này sẽ cắt giảm sản xuất nội địa và khai thác cácnguồn tài nguyên. Ban Hội thẩm bác bỏ quan điểm này. Đặc biệt, Ban Hội thẩm chorằng một chính sách hạn chế khai khác có thể xác đáng hơn là các biện pháp kiểmsoát xuất khẩu, vì vấn đề ở đây là tốc độ khai thác chứ không phải là việc liệuhàng hóa được tiêu thụ nội địa hay ở nước ngoài. Hơn nữa, Ban Hội thẩm khẳng địnhlà không có mối liên hệ rõ ràng giữa việc áp đặt thuế xuất khẩu và hạn ngạch vớimục tiêu bảo tồn tài nguyên.

Tóm lại, Ban Hội thẩm kết luận rằngviệc Trung Quốc áp dụng hạn chế xuất khẩu đất hiệm là không phù hợp, và quy địnhgiá sàn xuất khẩu là trái với quy định WTO (mặc dù Ban Hội thẩm cũng biết TrungQuốc đã không còn áp dụng các biện pháp này). Vì thế, Ban Hội thẩm khuyến nghịrằng Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) yêu cầu Trung Quốc thay đổi các biệnpháp hiện nay sao cho phù hợp với các Hiệp định WTO và Nghị định thư gia nhậpWTO của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ban Hội thẩm cũng đưara một vài kết luận ủng hộ Trung Quốc đặc biệt là liên quan tới một vài biệnpháp quản lý và phân bổ hạn ngạch xuất khẩu. Ban Hội thẩm cũng cho rằng cơ chếgiấy phép xuất khẩu của Trung Quốc về bản chất là không hề trái với Điều XI:1,GATT 1994 chỉ căn cứ trên quy định cho phép các cơ quan có thẩm quyền phải cấpgiấy phép cho hàng hóa là đối tượng của hạn chế xuất khẩu.

Và đương nhiên, Trung Quốc có quyềnkháng cáo Báo cáo của Ban Hội thẩm.

Nguồn:Mayer.Brown
Quảng cáo sản phẩm