Vasep phản ứng trước thông tin phiến diện về tôm trên Bloomberg

06/11/2012 12:00 - 888 lượt xem

Hai tác giả NguyễnDiệu Tú Uyên và William Bi đã có bài viết phản ánh trên Bloomberg về hoạt độngsơ chế tôm tại một doanh nghiệp xuất khẩu và thương mại nhỏ mà gần 1 năm nay đã“chết lâm sàng”.

 Phản hồi về thông tin này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sảnViệt Nam (Vasep) cho rằng, đây là thông tin quy chụp và sẽ tác động tiêu cựcđến xuất khẩu tôm sang Mỹ.

Bài báo “Asian Seafood Raised on Pig Feces Approved for U.S. Consumers” đăngtrên Bloomberg ngày 11/10/2012 đã đề cập đến chất lượng tôm Việt Nam xuất khẩusang thị trường Mỹ thông qua mô tả hoạt động sơ chế tôm tại một thời điểm khôngxác định của Công ty Thương mại Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Ngọc Sinh, mộtdoanh nghiệp đã “chết lâm sàng” gần 1 năm nay. Vasep cho rằng, thông tin này làquy chụp.

Bài viết có đoạn: “Một ngày tháng 10 nóng bức, các công nhân của Công tyThương mại Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Ngọc Sinh đang đứng phân loại tômtrong một phòng lạnh bẩn thỉu ở tỉnh Cà Mau. Trên sàn, rác rưởi vứt lung tung,trong khi ruồi nhặng bu đầy các sọt đựng tôm đã chế biến.

Ở một địa điểm khác cũng tại Cà Mau, Nguyễn Văn Hoàng đang đóng hộp tômđể xuất khẩu sang Mỹ. Tôm được đựng trong những chiếc chậu nhựa bẩn thỉu. ÔngHoàng ướp đá sản phẩm của mình, thứ đá được làm từ nguồn nước máy mà Bộ Y tếViệt Namkhuyến cáo phải đun sôi trước khi uống do lo ngại nước bị nhiễm khuẩn. Mỗi năm,Việt Nam xuất khoảng 100 triệu pound tôm sang Mỹ, chiếm 8% tổng lượng tôm màngười Mỹ tiêu thụ.

Tính từ năm 2007, các nhà điều tra của Cục Quản lý Thực phẩm và Dượcphẩm Mỹ (FDA) cũng đã loại bỏ 1.380 lô hàng thủy sản đến từ Việt Nam do chúngchứa rác bẩn và nhiễm khuẩn salmonella. Trong số đó, 81 lô hàng là của Công tyNgọc Sinh”.

Theo Vasep, tôm là sản phẩm xuất khẩu mang lại doanh thu cao nhất cho ngànhthủy sản Việt Nam, thị trường xuất khẩu hiện đang bao gồm gần 90 quốc gia vàvùng lãnh thổ, giá trị thu về trên 2 tỉ đô la mỗi năm. Riêng ngành chế biến tômđang tạo ra hàng trăm ngàn việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

Trong đó, Mỹ đang đóng vai trò là thị trường tiêu thụ tôm của Việt Nam, lớnthứ hai sau Nhật Bản với giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 500 triệu đôla/năm, chiếm gần 1/4 tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Hàng năm, cácdoanh nghiệp Việt Namxuất khẩu tôm vào thị trường này đều được FDA Mỹ kiểm tra hàng từ 1 - 2 lần vàđều được đánh giá tốt.

Vasep khẳng định, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm sangMỹ đều có cơ sở, nhà xưởng đạt tiêu chuẩn và áp dụng quy trình kiểm soát vệsinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đến chế biến, bảo quảnvà xuất khẩu.

“Nhờ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như ưu thế về chất lượng so vớisản phẩm tôm của các nước khác mà nhập khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ liên tục tăng trưởngtrong nhiều năm qua”, trích từ website www.vasep.com.vn.

Do đó, Vasep cho rằng, qua bài viết của các tác giả, thông qua hiện tượngđơn lẻ, không phổ biến tại một công ty nhỏ, con tôm Việt Nam bị đánh giálà bẩn, bị nhiễm khuẩn và được xuất khẩu khối lượng lớn cho người tiêu dùng Mỹ…Như vậy, từ một hiện tượng nhỏ của một đơn vị nhỏ mà cả một ngành công nghiệpmang lại doanh thu 2 tỉ đô la/năm cho Việt Nam lại bị quy chụp thành bản chấtlà có sản phẩm nhiễm bẩn.

Nguồn: http://www.vasep.com.vn

Quảng cáo sản phẩm