Việt Nam nằm trong nhóm nước có thuỷ sản xuất khẩu bị trả về
29/11/2016 12:00
Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có hàng thuỷ sản bị trả về cao nhất từ các thị trường xuất khẩu vì bị nhiễm khuẩn, dư lượng thuốc thú y vượt ngưỡng, chứa chất gây ô nhiễm...
Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn chính sách thương mại an toàn vệ sinh thực phẩm cơ hội và thách thức đối với DN xuất khẩu Việt Nam ngày 25/11.
Mặc dù mới khảo sát tỷ lệ từ chối các sản phẩm thuỷ sản từ 2002 - 2013, song bà Hoàng Mai Vân Anh, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) đánh giá, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị trả về nhiều nhất.
Báo cáo của UNIDO cho thấy, khảo sát từ chối các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào EU trong giai đoạn 2002-2013 đứng đầu là các nước Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan, tổng cộng tới 40%. Lý do chủ yếu bị từ chối là dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng và ô nhiễm vi sinh, tổng cộng chiếm tới 26% các vụ bị từ chối hàng nhập khẩu.
Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn chính sách thương mại an toàn vệ sinh thực phẩm cơ hội và thách thức đối với DN xuất khẩu Việt Nam ngày 25/11.
Mặc dù mới khảo sát tỷ lệ từ chối các sản phẩm thuỷ sản từ 2002 - 2013, song bà Hoàng Mai Vân Anh, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) đánh giá, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị trả về nhiều nhất.
Báo cáo của UNIDO cho thấy, khảo sát từ chối các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào EU trong giai đoạn 2002-2013 đứng đầu là các nước Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan, tổng cộng tới 40%. Lý do chủ yếu bị từ chối là dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng và ô nhiễm vi sinh, tổng cộng chiếm tới 26% các vụ bị từ chối hàng nhập khẩu.

Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị trả về nhiều nhất
Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan cũng là những nước chiếm số lượng lớn các vụ bị từ chối nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ trong giai đoạn từ 2002-2013, các lý do chủ yếu bị từ chối là điều kiện, kiểm soát vệ sinh và ô nhiễm vi sinh.
Khoảng 30% các vụ từ chối hàng nhập khẩu của Nhật đối với sản phẩm thuỷ sản từ năm 2002 đến 2013 là từ Việt Nam. Dư lượng thuốc BVTV và điều kiện/kiểm soát vệ sinh là những lí do chính bị từ chối.
Về vấn đề này, ông Đỗ Kim Lang, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương nhận định, sản phẩm thực phẩm của Việt Nam hiện đã xuất khẩu đến khoảng 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam cũng đã có một số mặt hàng xuất khẩu đứng trong top 10 như gạo, cà phê... Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam hiện đang gặp nhiều thách thức liên quan tới chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
"Việc đảm bảo an toàn thực phẩm chỉ có thể giải quyết được tốt nếu có những biện pháp mang tính đồng bộ từ người quản lý, người sản xuất đến người tiêu dùng... từ đó thực phẩm tiêu dùng nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam mới có thể có được vị thế vững chắc trên thị trường", ông Lang cho biết.
Nguồn: Thoibaokinhdoanh
Các tin khác
- Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng (30/06/2025)
- Thương mại gỗ Việt Nam - Hoa Kỳ: Những bất ổn cần được giải quyết (30/06/2025)
- Thương mại Mỹ - Trung Quốc: Hai bên nỗ lực giảm căng thẳng (30/06/2025)
- Tình hình xuất nhập khẩu ngao của thế giới (30/06/2025)
- Đàm phán thuế quan Mỹ - Nhật Bản vào chặng nước rút (30/06/2025)