Việt Nam-Quốc gia đầu tiên có chiến lược hợp tác toàn diện với EU
05/03/2010 12:00
Như đã đưa tin, ngày 2/3 Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thân mật tiếp ông Karel de Gucht, Ủy viên phụ trách thương mại của Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, ngày 1/3, ông Karel de Gucht đã tham gia các cuộc thảo luận tại Hà Nội về việc tăng cường quan hệ thương mại giữa EU – Việt Nam.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu(EU) kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 đến nay, đã có những phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, EU trở thành đối tác quan trọng hang đầu của Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng cảm ơn EU đã ủng hộ Việt Nam trong nhiều năm qua, dành cho Việt Nam nguồn ODA quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là việc tích cực ủng hộ Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hai bên cùng đánh giá những tác động của Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và EU trong tương lai. Hai bên đã trao đổi những biện pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU, coi đây là trọng tâm hợp tác trong những năm tới.
Ông Karel de Gucht đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Chuyến công du ba nước Việt Nam, Singapore và Ấn Ðộ từ ngày 1 đến 5/3 của ông Gucht, nhằm thúc đẩy mối quan hệ của EU với những nền kinh tế quan trọng của châu Á. Đây là chuyến công du nước ngoài quan trọng đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức (ngày 10/2).
Không phải ngẫu nhiên mà ông Gucht chọn Việt Nam là chặng dừng chân đầu tiên cho chuyến công du châu Á, bởi Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á đưa ra một chiến lược hợp tác toàn diện với EU và EU cũng là đối tác đầu tiên của Việt Nam có chiến lược tổng thể về hợp tác. Hiệp định khung về hợp tác ký kết tháng 7/1995 là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và EU từ đó đến nay. Đây là một hiệp định hoàn toàn mới mẻ, trong khu vực ASEAN chưa có nước nào ký chính thức với EU.
Năm 2005, Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua Đề án Tổng thể Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu và Chương trình hành động đến 2010, định hướng tới 2015 với mục tiêu đưa quan hệ VN - EU trở thành "Quan hệ đối tác toàn diện và bền vững, trên tinh thần ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, vì hòa bình, hợp tác và phát triển phồn vinh trong các thập kỷ tới của thế kỷ 21".
Hai mươi năm qua, EU nổi lên như một đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, thể hiện qua các hoạt động liên doanh, hợp tác đầu tư và giao lưu thương mại giữa hai bên. Thị trường hơn 80 triệu người tiêu dùng này đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư EU. Hiện, các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Trong 9 năm gần đây, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt hơn 76 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU hơn 50 tỷ USD. Việc đạt được vị thế xuất siêu về giao thương với EU là thành công ấn tượng, nhất là khi tỷ lệ nhập siêu nước ta với các đối tác khác vẫn khá lớn.
Theo lịch trình, sau chuyến thăm Việt Nam, ông Gucht sẽ đến Singapore để khởi động cuộc thương thuyết về một hiệp định mậu dịch tự do. Trong chặng dừng chân cuối cùng tại New Dehli, ông Gucht hy vọng sẽ tạo đà tiến mới cho cuộc điều đình về hiệp định mậu dịch tự do với Ấn Ðộ.
Về chuyến công du Á châu này, ông Gucht cho rằng, châu Á là đại biểu tiềm năng tăng trưởng vô cùng to lớn cho các nhà xuất khẩu châu Âu, cơ hội xuất khẩu và đầu tư ở khu vực này là rất lớn. Nhiều thị trường đang trỗi dậy ở châu Á, song cũng có nhiều rào cản lớn. Cách tốt nhất để khắc phục các vấn đề này là tiến hành những cuộc thương thuyết về mậu dịch tự do.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu(EU) kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 đến nay, đã có những phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, EU trở thành đối tác quan trọng hang đầu của Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng cảm ơn EU đã ủng hộ Việt Nam trong nhiều năm qua, dành cho Việt Nam nguồn ODA quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là việc tích cực ủng hộ Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hai bên cùng đánh giá những tác động của Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và EU trong tương lai. Hai bên đã trao đổi những biện pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU, coi đây là trọng tâm hợp tác trong những năm tới.
Ông Karel de Gucht đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Chuyến công du ba nước Việt Nam, Singapore và Ấn Ðộ từ ngày 1 đến 5/3 của ông Gucht, nhằm thúc đẩy mối quan hệ của EU với những nền kinh tế quan trọng của châu Á. Đây là chuyến công du nước ngoài quan trọng đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức (ngày 10/2).
Không phải ngẫu nhiên mà ông Gucht chọn Việt Nam là chặng dừng chân đầu tiên cho chuyến công du châu Á, bởi Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á đưa ra một chiến lược hợp tác toàn diện với EU và EU cũng là đối tác đầu tiên của Việt Nam có chiến lược tổng thể về hợp tác. Hiệp định khung về hợp tác ký kết tháng 7/1995 là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và EU từ đó đến nay. Đây là một hiệp định hoàn toàn mới mẻ, trong khu vực ASEAN chưa có nước nào ký chính thức với EU.
Năm 2005, Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua Đề án Tổng thể Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu và Chương trình hành động đến 2010, định hướng tới 2015 với mục tiêu đưa quan hệ VN - EU trở thành "Quan hệ đối tác toàn diện và bền vững, trên tinh thần ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, vì hòa bình, hợp tác và phát triển phồn vinh trong các thập kỷ tới của thế kỷ 21".
Hai mươi năm qua, EU nổi lên như một đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, thể hiện qua các hoạt động liên doanh, hợp tác đầu tư và giao lưu thương mại giữa hai bên. Thị trường hơn 80 triệu người tiêu dùng này đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư EU. Hiện, các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Trong 9 năm gần đây, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt hơn 76 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU hơn 50 tỷ USD. Việc đạt được vị thế xuất siêu về giao thương với EU là thành công ấn tượng, nhất là khi tỷ lệ nhập siêu nước ta với các đối tác khác vẫn khá lớn.
Theo lịch trình, sau chuyến thăm Việt Nam, ông Gucht sẽ đến Singapore để khởi động cuộc thương thuyết về một hiệp định mậu dịch tự do. Trong chặng dừng chân cuối cùng tại New Dehli, ông Gucht hy vọng sẽ tạo đà tiến mới cho cuộc điều đình về hiệp định mậu dịch tự do với Ấn Ðộ.
Về chuyến công du Á châu này, ông Gucht cho rằng, châu Á là đại biểu tiềm năng tăng trưởng vô cùng to lớn cho các nhà xuất khẩu châu Âu, cơ hội xuất khẩu và đầu tư ở khu vực này là rất lớn. Nhiều thị trường đang trỗi dậy ở châu Á, song cũng có nhiều rào cản lớn. Cách tốt nhất để khắc phục các vấn đề này là tiến hành những cuộc thương thuyết về mậu dịch tự do.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115% (13/05/2025)
- Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ (12/05/2025)
- Nông sản Việt trước bài toán tiêu chuẩn, chất lượng của EU (12/05/2025)
- Tìm cách gia tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ (12/05/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu tại nhiều thị trường mới (12/05/2025)