Xu hướng sử dụng các biện pháp Tự vệ trên toàn cầu
03/12/2024 05:33
Mỗi thành viên WTO có thể tiến hành “Tự vệ” (ví dụ: hạn chế nhập khẩu hàng hóa nào đó tạm thời) để bảo vệ ngành sản xuất nội địa khỏi sự gia tăng đột biến hàng nhập khẩu, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất.
Tuy nhiên, các biện pháp tự vệ không được sử dụng thường xuyên. Chính phủ một số nước ưu tiên bảo hộ ngành công nghiệp của họ thông qua các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với sản phẩm.
Các vụ việc điều tra khởi xướng các biện pháp tự vệ đang có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn (2020-2022).Tuy nhiên, đến năm 2023 số lượng các vụ việc lại tăng đáng kể, lên 12 vụ (so với 4 vụ năm 2022 và 9 vụ năm 2021).
Hình 1: Xu hướng điều tra Tự vệ trên toàn cầu (1995-2023)
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của WTO
Các nền kinh tế điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ
Theo thống kê của WTO, Ấn Độ là nước tiến hành các cuộc điều tra tự vệ nhiều nhất trên thế giới với 48 vụ (chiếm 11,3% tổng số vụ khởi xướng điều tra tự vệ trên toàn cầu), trong đó có 24 vụ hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ.
Hình 2: Tốp các nền kinh tế tiến hành điều tra tự vệ nhiều nhất (1995-2023)
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của WTO
Các nhóm sản phẩm bị áp thuế Tự vệ
Cũng giống trong trường hợp điều tra CBPG, CTC, kim loại cơ bản và các sản phẩm của chúng là đối tượng bị áp dụng các biện pháp tự vệ nhiều nhất trên toàn cầu. Thực tế cho thấy, trong tổng số các trường hợp bị áp thuế tự vệ, có đến 26,3% là kim loại cơ bản, tiếp đến là các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất với 17,4%.
Hình 3: Các nhóm sản phẩm bị áp dụng biện pháp tự vệ nhiều nhất trên toàn cầu (1995-2023)
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của WTO
Nói tóm lại, mục đích của các biện pháp PVTM là để giảm thiểu thiệt hại gây ra đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu khỏi những hành vi thương mại không lành mạnh của nước xuất khẩu, cũng như để tái thiết lập lại sự cạnh tranh lành mạnh.
Trên thực tế, việc áp dụng các biện pháp PVTM có thể ảnh hưởng đến mức giá của các sản phẩm đầu ra, từ đó có thể ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của các sản phẩm này. Tuy nhiên, để đảm bảo sân chơi công bằng và cạnh tranh lành mạnh cho các ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp PVTM là điều cần thiết. Do đó, các biện pháp phòng vệ thương mại chỉ nên được sử dụng một cách thận trọng trong những trường hợp cần thiết.
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
Các tin khác
- Thực tiễn các biện pháp PVTM ở Australia (17/12/2024)
- Xu hướng sử dụng các biện pháp Chống bán phá giá trên toàn cầu (03/12/2024)
- Xu hướng sử dụng các biện pháp Chống trợ cấp trên toàn cầu (03/12/2024)
- Tổng quan về tình hình điều tra Phòng vệ thương mại của Australia (03/12/2024)
- Thực tiễn điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Australia (03/12/2024)