Xu hướng sử dụng các biện pháp Chống bán phá giá trên toàn cầu
03/12/2024 05:47
Theo dữ liệu trên trang web của WTO, tính đến ngày 31/12/2023, có tổng cộng 7.890 biện pháp PVTM được khởi xướng bởi các nước thành viên, bao gồm: 6.768 vụ điều tra khởi xướng CBPG, 698 vụ khởi xướng điều tra CTC và 424 vụ tự vệ. Trong số đó, có tất cả 5.180 biện pháp PVTM được áp dụng, gồm: 4.553 biện pháp CBPG, 414 biện pháp CTC và 213 biện pháp tự vệ.
Hình 1: Tỷ lệ phân bổ các biện pháp PVTM trên toàn cầu (1995-2023)
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của WTO
Như vậy, CBPG là biện pháp PVTM được sử dụng phổ biến nhất bởi hầu hết các nước trên thế giới, chiếm đến 85,8% tổng các biện pháp PVTM được khởi xướng, tiếp đến là điều tra CTC với 8,8% và cuối cùng là điều tra tự vệ chiếm 5,4%. Ngoài ra, điều tra CBPG cũng có tỷ lệ áp thuế (tỷ lệ số vụ điều tra bị áp thuế/tổng số vụ điều tra bị khởi xướng điều tra) cao nhất là 67,3%, so với CTC (59,3%) và Tự vệ (50,2%). Việc sử dụng nhiều biện pháp CBPG có thể bắt nguồn từ việc các biện pháp CBPG tương đối đơn giản so với các biện pháp CTC và Tự vệ.
Các quốc gia/vùng lãnh thổ điều tra áp dụng biện pháp CBPG
Theo số liệu thống kê của WTO tính đến hết năm 2023, Ấn Độ tiếp tục là nước khởi xướng các vụ điều tra CBPG nhiều nhất trên thế giới với tổng cộng 1.175 vụ (chiếm 17,4% tổng số vụ điều tra CBPG trên toàn cầu).
Australia cũng là một trong những quốc gia sử dụng nhiều nhất các biện pháp CBPG. Theo số liệu thống kê của WTO, tính đến hết năm 2023, Australia đã khởi xướng tổng cộng 381 vụ điều tra CBPG, và quyết định áp thuế đối với 177 vụ việc (con số này cao hơn đáng kể so với 18 biện pháp CTC và 0 biện pháp TV được Australia áp dụng).
Bảng 1: Các nền kinh tế sử dụng nhiều nhất các biện pháp CBPG trong 5 năm trở lại đây (khởi xướng điều tra)
Quốc gia |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Tổng số vụ khởi xướng điều tra trong giai đoạn 1995-2023 |
Tỷ lệ % |
Ấn Độ |
59 |
92 |
30 |
29 |
45 |
1175 |
17,4% |
Hoa Kỳ |
33 |
89 |
24 |
19 |
64 |
924 |
13,7% |
EU |
11 |
12 |
11 |
3 |
10 |
557 |
8,2% |
Brazil |
1 |
9 |
11 |
0 |
7 |
445 |
6,6% |
Argentina |
17 |
6 |
15 |
9 |
6 |
424 |
6,3% |
Australia |
7 |
18 |
6 |
3 |
3 |
381 |
5,6% |
Trung Quốc |
14 |
4 |
0 |
2 |
1 |
295 |
4,4% |
Canada |
6 |
24 |
6 |
2 |
1 |
280 |
4,1% |
Các nước khác |
67 |
101 |
80 |
22 |
49 |
2287 |
33,8% |
Tổng |
215 |
355 |
186 |
89 |
186 |
6768 |
100% |
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của WTO
Sau giai đoạn sụt giảm (2021-2022), số lượng các vụ khởi xướng điều tra CBPG của phần lớn các nước trên thế giới đều có xu hướng tăng trở lại trong năm 2023. Tuy nhiên, với Australia, số lượng các vụ điều tra CBPG tại nước này vẫn chưa tăng trở lại so với các năm trước. Cụ thể, Australia chỉ khởi xướng 03 vụ điều tra CBPG vào năm 2023, con số này tương đương với năm 2022, giảm một nửa so với 6 vụ việc vào năm 2021 và giảm đi đáng kể so với 24 vụ việc vào năm 2020.
Hình 2: Xu hướng khởi xướng điều tra CBPG của một số nền kinh tế trong 5 năm gần đây
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của WTO
Các quốc gia/vùng lãnh thổ bị điều tra áp dụng biện pháp CBPG
Theo thống kê của WTO, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Malaysia, Brazil, EU lần lượt là những quốc gia/vùng lãnh thổ bị điều tra áp dụng biện pháp CBPG nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc với tổng cộng 1.626 vụ việc bị khởi xướng điều tra và 1.198 vụ bị áp thuế, theo sau là Hàn Quốc với 494 vụ việc bị khởi xướng điều tra, 329 vụ bị áp thuế, Đài Loan (Trung Quốc) với 343 vụ việc bị khởi xướng điều tra và 232 vụ bị áp thuế.
Hình 3: Tốp các nền kinh tế bị điều tra CBPG nhiều nhất (1995-2023)
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của WTO
Các nhóm sản phẩm bị áp thuế CBPG
Có rất nhiều ngành hàng bị áp dụng các biện pháp CBPG bởi các thành viên WTO. Trong đó, kim loại cơ bản và các sản phẩm của chúng là nhóm sản phẩm bị áp thuế CBPG nhiều nhất, chiếm đến 33,1% tổng số vụ việc bị áp dụng biện pháp CBPG trên toàn cầu, tiếp đến là các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất (chiếm 20,9%) và nhựa, cao su (chiếm 12,2%). Có thể thấy, các sản phẩm dùng trong công nghiệp dường như là đối tượng chủ yếu của các biện pháp phòng vệ thương mại.
Hình 4: Các nhóm sản phẩm bị áp thuế CBPG nhiều nhất trên toàn cầu (1995-2023)
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của WTO
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
Các tin khác
- Thực tiễn các biện pháp PVTM ở Australia (17/12/2024)
- Xu hướng sử dụng các biện pháp Chống trợ cấp trên toàn cầu (03/12/2024)
- Xu hướng sử dụng các biện pháp Tự vệ trên toàn cầu (03/12/2024)
- Tổng quan về tình hình điều tra Phòng vệ thương mại của Australia (03/12/2024)
- Thực tiễn điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Australia (03/12/2024)