Bình Luận

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới từ năm 2007 và chấp nhận thời hạn 12 năm cho quy chế nền kinh tế phi thị trường kể từ ngày gia nhập và không muộn hơn 31/12/2018. Hệ quả trực tiếp cam kết này đó là việc áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên trước đó hàng hóa của Việt Nam đã phải đối mặt với quy chế nền kinh tế phi thị trường trong quá trình điều tra chống bán phá của US và EU.

Trong khi rất nhiều nghiên cứu về pháp luật biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ và Canada, chỉ một số ít nghiên cứu tiếng Anh về pháp luật về biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mexico. Điều này thực sự rủi ro, đặc biệt khi Mexico đã đưa vào áp dụng những luật này và gần đây các luật này cũng có những sửa đổi quan trọng. Bài viết này phần nào khắc phục sự mất cân đối đó, và đưa ra những phân tích so sánh pháp luật phòng vệ thương mại Mexico với pháp luât chống bán phá giá và chống trợ cấp của đối tác NAFTA nói riêng và các quốc gia khác nói chung.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của những thay đổi chính sách thương mại tới thu nhập hộ gia đình, tình hình xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển, và một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tác động của các biện pháp bảo hộ, ví dụ như thuế chống bán phá giá. Năm 2003, Hoa Kỳ đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam với biên độ từ 37% tới 64%. Vì thế, lượng xuất khẩu cá da trơn Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã ngay lập tức giảm mạnh, mở ra cơ hội nghiên cứu tác động từ việc thay đổi chính sách thương mại của Hoa Kỳ tới các hộ sản xuất Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã dẫn chứng một cách hệ thống các cấp độ tập trung cao trong sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc nghiên cứu khoảng 3000 sản phẩm ở 151 quốc gia chọn mẫu. Đối với mỗi quốc gia, sản xuất hàng xuất khẩu đều chịu sự chi phối của một vài “mặt hàng chủ lực” nhất định.

Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay có thể thay đồi chính xu hướng toàn cầu hóa, khi mà các nước phát triển và đang phát triển đều điều chỉnh sự mất cân bằng toàn cầu – yếu tố góp phần vào cuộc khủng hoảng này. Liệu những thay đổi này sẽ trợ giúp hay cản trở việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế tại Nam Á? Đây là trọng tâm của nghiên cứu này.

Các đánh giá nghiêm túc về lợi ích hiện tại và trong tương lai khi các nước đang phát triển gia nhập WTO chủ yếu tập trung vào các thảo luận trong vòng đàm phán Đô Ha. Luận văn này kiểm tra mức độ tham gia của các nước đang phát triển vào hệ thống giải quyết tranh chấp nhằm thực hiện quyền về tiếp cận thị trường nước ngoài đã được đạt được ở các vòng đàm phán trước.

Tóm lược: Nghiên cứu này lần đầu tiên xem xét một cách hệ thống việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã có kinh nghiệm đệ đơn chống bán phá giá ảnh hưởng như thế nào tới việc đệ đơn và kết quả của vụ kiện trong tương lai.

Tôi rất vinh dự và vui mừng được phát biểu ý kiến trong Hội nghị ngày hôm nay. Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong Ban Tổ chức Hội nghị của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Luật Đại học Nagoya đã mời tôi tham gia Hội nghị này.

10 11 12 13 14 15 16 17 18