Những biến đổi trong toàn cầu hóa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng tại Nam Á?

18/07/2010 12:00 - 1947 lượt xem

Ejaz Ghani
Rahul Anald


Tóm tắt

Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay có thể thay đồi chính xu hướng toàn cầu hóa, khi mà các nước phát triển và đang phát triển đều điều chỉnh sự mất cân bằng toàn cầu – yếu tố góp phần vào cuộc khủng hoảng này. Liệu những thay đổi này sẽ trợ giúp hay cản trở việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế tại Nam Á? Đây là trọng tâm của nghiên cứu này.

Ba loại hình của toàn cầu hóa – thương mại, vốn và quản lý kinh tế - có thể sẽ không giống nhau trong tương lại. Những thay đổi trong toàn cầu hóa có thể đã biến đổi thành phần của dòng thương mại, dòng vốn và quản lý kinh tế, những điều này lần lượt có thể thúc đẩy hoặc hạn chế tăng trưởng.

Nam Á có một chút đặc biệt và khác với các vùng khác ở việc nó toàn cầu hóa ra sao, mặc dù luôn có sự đan xen phong phú trong vùng này. Các đặc điểm về mậu dịch của nó cũng rất khác biệt. Sự tăng trưởng của Ấn Độ dẫn đầu nhờ vào việc xuất khẩu các dịch vụ hiện đại và sau đó mới là xuất khẩu hàng hóa. Thương mại dịch vụ hiện đại có xu hướng trở nên vững chắc hơn so với thương mại hàng hóa. Toàn cầu hóa dịch vụ vẫn đang ở giai đoạn đầu. Vì thế, khi người tiêu dùng quay lại tại Hoa Kỳ thì thương mại dịch vụ có xu hướng ít chịu ảnh hưởng hơn so với thương mại hàng hóa. Thương mại cũng đóng góp vào tăng trưởng thông qua phổ biến kiến thức, yếu tố bên ngoài và sự học hỏi. Khủng hoảng toàn cầu đã không làm giảm kho kiến thức toàn cầu.

Những thay đổi trong dòng vốn cũng dường như không ảnh hưởng quá lớn đến tăng trưởng tại Nam Á, vì việc đầu tư của Nam Á chủ yếu là dựa vào tiết kiệm quốc nội. Sự phụ thuộc của nó vào vốn nước ngoài là rất thấp. Nam Á đã thu hút các dòng vốn ít biến động. Gửi tiền, hình thức có vẻ nổi bật hơn cả, đã ở vị trí vượt trội trong các dòng vốn vào, vượt xa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các dòng vào khác.

Cuộc suy thoái toàn cầu này đòi hỏi sự quản  lý kinh tế ngược chu kỳ. Nhưng Nam Á đã giới hạn phạm vi cho gói kích thích tài chính, do tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa giảm đã tạo ra không gian tài chính mà có thể được sử dụng cho tăng trưởng làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng và an toàn hoạt động. Vì Nam Á trải qua cuộc đổi mới về cơ cấu, nên khu vực này đang có một vị trí tốt để hồi phục cùng với nền kinh tế toàn cầu.

Nghiên cứu này – một công trình của Bộ phận Chính sách Kinh tế và Đói nghèo, Khu vực Nam Á – là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm hiểu biết hơn về những thay đổi trong xu hướng toàn cầu hóa sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tăng trưởng.

Quảng cáo sản phẩm