Bình Luận

Chống bán phá giá đang được các quốc gia sử dụng cực kỳ phổ biến như là một công cụ để áp đặt các hạn chế mới đối với hàng hoá nhập khẩu. Nếu như vào những năm 80, chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia công nghiệp phát triển sử dụng công cụ này thì gần đây số lượng các nước đang phát triển tiến hành chống bán phá giá đang tăng dần.

Trong những năm gần đây, chống bán phá giá trở thành một đề tài gây rất nhiều tranh cãi trong thương mại quốc tế. Một số nhà chính trị âm thầm ủng hộ việc sử dụng công cụ này trong khi rất nhiều nhà kinh tế và nhà cải cách thương mại lại phản đối mạnh mẽ công cụ này. Có lẽ chống bán phá giá có thể có ý nghĩa nào đó về chính trị nhưng đứng trên các tính toán kinh tế mà xem xét thì công cụ này hoàn toàn không có căn cứ nào khả dĩ chấp nhận được (đặc biệt là từ góc độ lợi ích người tiêu dùng).

Tiếc thay, Pháp luật về chống bán phá giá Hoa Kỳ lại không xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, mà được xây dựng và sử dụng để bảo vệ một số ít các nhà sản xuất nội địa có năng lực cạnh tranh yếu kém so với các đối thủ nước ngoài.

Về nguyên tắc, pháp luật về chống bán phá giá có mục tiêu là các hành vi không lành mạnh về giá (phân biệt đối xử về giá, bán hàng dưới giá thành…) là kết quả của các biện pháp bảo hộ, độc quyền, trợ cấp hay các khiếm khuyết khác tại thị trường nước ngoài.

Nhân câu chuyện về vụ kiện chống bán phá giá đối với siêu máy tính Nhật Bản tại Hoa Kỳ, tác giả đã đưa ra những nhận định về hệ thống pháp luật chống bán phá giá của nước này.

Báo cáo do Văn phòng Ngân sách Nghị viện Hoa Kỳ thực hiện với mục tiêu phân tích các số liệu thực tế về chống bán phá giá của Hoa Kỳ và thế giới để từ đó đưa ra đề xuất phục vụ các tranh luận tại Nghị viện Hoa Kỳ về việc sửa đối pháp luật chống bán phá giá.

21 22