Bình Luận

Kể từ khi các quy định về chống bán phá được thi hành năm 1997, Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế (MOFTEC) của Trung Quốc, cơ quan chịu trách về vấn đề thuế chống bán phá giá, đã thụ lý 11 vụ kiện phá giá, trong đó Trung Quốc thắng 5 vụ.

Kể từ năm 1995, ngày càng có nhiều các quốc gia đang phát triển áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Trong số 4 nước nghiên cứu của tài liệu này (Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), Ấn Độ và Trung Quốc là những quốc gia cho tới gần đây mới áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, trong khi Braxin và Nam Phi đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng những biện pháp này. Hiện nay, Ấn Độ cũng là nước sử dụng các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất đối với các hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia này.

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa vào năm 1986 đến nay nhiều thay đổi to lớn về chính sách thương mại đã diễn ra. Nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan tới thương mại đã được ban hành như Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Thương mại, Nghị định số 57/NĐ-CP, Quyết định số 46/QĐ-TTg, v.v. Kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh và ổn định. Đồng thời chính sách thương mại đã khá tự do, nhiều hàng rào phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu được giảm đáng kể.

CHDCND Trung Hoa luôn là mục tiêu số một mà Bộ Thương mại Mỹ khởi kiện thay mặt các doanh nghiệp sản xuất khác nhau trong nước về hành vi bán phá giá sản phẩm. Lý do chủ yếu là do hiện nay Trung Quốc là một trong những nước có chi phí sản xuất thấp nhất thế giới.

Ngày nay, khi nói về chính sách thương mại, người ta không thể không đề cập tới Trung Quốc. Kể từ khi quốc gia này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, thương mại song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc đã tăng lên 91%, xấp xỉ 231 triệu đô la - tốc độ tăng trưởng này gấp hơn 6 lần tốc độ tăng trưởng thương mại của Hoa Kỳ với các quốc gia còn lại của thế giới.

Rất ít chính sách thương mại có thể gây ra được nhiều khó khăn và ý nghĩ quốc tế không tốt đẹp hơn luật chống bán phá giá của Mỹ. Trong nhiều năm luật này đã trở thành vũ khí mà rất nhiều nhà sản xuất nội địa tìm kiếm nhằm loại bỏ sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Trong khi những người bảo vệ cơ chế chống bán phá giá chỉ rõ tác dụng của luật chống bán phá giá như là 1 công cụ để khắc phục sự bất công trong thương mại thì thực tế khi xem xét kỹ lưỡng, luật này lại cho thấy sự công bằng đó chỉ là nguỵ biện thậm chí là đáng mỉa mai.

Chống bán phá giá đang được các quốc gia sử dụng cực kỳ phổ biến như là một công cụ để áp đặt các hạn chế mới đối với hàng hoá nhập khẩu. Nếu như vào những năm 80, chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia công nghiệp phát triển sử dụng công cụ này thì gần đây số lượng các nước đang phát triển tiến hành chống bán phá giá đang tăng dần.

Trong những năm gần đây, chống bán phá giá trở thành một đề tài gây rất nhiều tranh cãi trong thương mại quốc tế. Một số nhà chính trị âm thầm ủng hộ việc sử dụng công cụ này trong khi rất nhiều nhà kinh tế và nhà cải cách thương mại lại phản đối mạnh mẽ công cụ này. Có lẽ chống bán phá giá có thể có ý nghĩa nào đó về chính trị nhưng đứng trên các tính toán kinh tế mà xem xét thì công cụ này hoàn toàn không có căn cứ nào khả dĩ chấp nhận được (đặc biệt là từ góc độ lợi ích người tiêu dùng).

20 21 22