Chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc
20/01/2007 12:00
Ngày nay, khi nói về chính sách thương mại, người ta không thể không đề cập tới Trung Quốc. Kể từ khi quốc gia này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, thương mại song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc đã tăng lên 91%, xấp xỉ 231 triệu đô la - tốc độ tăng trưởng này gấp hơn 6 lần tốc độ tăng trưởng thương mại của Hoa Kỳ với các quốc gia còn lại của thế giới.
Quan hệ thương mại tốt đẹp giữa hai bên đã mang lại những lợi ích đáng kể cho vô số công nhân và người tiêu dùng của cả hai quốc gia cũng như các nhà đầu tư trên khắp thế giới, những người hưởng lợi từ các mối quan hệ thương mại được thiết lập ngày càng nhiều và mạng lưới cung cấp được xây dựng nhằm thúc đẩy nền kinh tế của hai bên. Chính quyền của Tổng thống Bush có vẻ như nhìn nhận được ra điều này và thể hiện được sự khôn quan khéo léo trong việc điều tiết mối quan hệ với Trung Quốc, theo đó, lựa chọn cách không chiều theo ý những người muốn cản trở hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy vậy, đối lập với nỗ lực giảm nhẹ thái độ phản đối hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, mới đây chính quyền Hoa Kỳ đã thẳng tay lựa chọn một biện pháp đầy tính hiếu chiến đối với Trung Quốc, đó là đề ra chính sách chống bán phá giá.
Giới thiệu
Các tin khác
- Tổng quan tình hình phòng vệ thương mại Việt Nam năm 2023 (20/05/2024)
- Tổng quan tình hình phòng vệ thương mại Việt Nam năm 2022 (20/05/2024)
- Nghiên cứu một số nội dung chính trong quy định của Nam Phi về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (14/12/2022)
- Tổng quan tình hình phòng vệ thương mại Việt Nam năm 2021 (18/05/2022)
- Phòng vệ thương mại - Công cụ tháo gỡ khó khăn và bảo vệ sản xuất trong nước (05/07/2021)