Muốn đẩy mạnh xuất khẩu cũng khó

04/11/2008 12:00 - 1105 lượt xem

Ngày 30/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đãchủ trì cuộc họp với các hiệp hội ngành hàng về vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu, kiềmchế nhập siêu đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2008 và những tháng đầunăm 2009.

Theo ông Nguyễn Thành Biên, cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới đã dẫn tới sự suy thoái kinh tế ở nhiều nước, điều này cũng ảnh hưởng khálớn tới lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới. Vì vậy,cần phải bàn bạc, tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu thịtrường.

Đại diện cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), ông Vũ ĐứcGiang, Tổng giám đốc thẳng thắn chỉ rõ: tính chung 10 tháng đầu năm 2008, dệtmay của các nước trên thế giới đều có chỉ số xuất khẩu âm, duy nhất Việt Namduy trì được ở mức 21%.

Nhưng đáng quan ngại là nếu tính riêng 20 ngày đầu tháng 10,Việt Nammới xuất khẩu được 420 triệu USD, trong đó xuất sang thị trường Mỹ chững lại,chỉ còn lại thị trường châu Âu được duy trì.

Khả năng hết năm 2008, xuất khẩu dệt may chỉ có thể đạt 9 -9,2 tỷ USD, chứ khó có thể tăng hơn được. Thị trường xuất khẩu giảm sút, côngăn việc làm không đủ thì tăng trưởng của năm 2009 - 2010 sẽ bị ảnh hưởng theo,nên hậu quả không chỉ riêng trong năm 2008.

Ông Giang kiến nghị thêm, những đơn vị đầu tư cho sản xuấttăng trưởng cần phải được ưu tiên. Bởi sản xuất chỉ có thể tăng trưởng từ 7 -10% chứ không thể tăng trưởng 20 - 25% được nếu không đầu tư mở rộng. Hậu quảsẽ kéo dài đến năm 2009, 2010 và lâu hơn nữa nếu năm 2009 chúng ta không có mộtchính sách tài chính lành mạnh tốt cho các doanh nghiệp đầu tư.

Trong năm 2008, có tới 70% các dự án, công trình của cácdoanh nghiệp dệt may bị dừng lại, chỉ có 30% tiếp tục đầu tư. Trong đó có nhàmáy sợi Polyeste ở Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) do Vinatex và Tập đoànDầu khí Việt Nam cùng đầu tư với tổng vốn trên 4.000 tỷ đồng, nhưng giờ vay cácngân hàng trong nước không cho vay.

Hơn thế, các doanh nghiệp dệt may cũng không thể vay với lãisuất cao như hiện nay vì như vậy sẽ đầu tư không hiệu quả. Cho nên, họ đangliên hệ để vay mượn từ một ngân hàng của Pháp với mức lãi suất hợp lý hơn.

Ông Giang nhấn mạnh: “Nhà nước và Chính phủ, đặc biệt là cáchệ thống ngân hàng, tài chính phải song hành, những chi phí đầu vào cho doanhnghiệp nếu không được tính toán kỹ mà cứ áp dụng tư duy cục bộ của từng ngànhmột sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, xuất khẩu”.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuấtkhẩu thuỷ sản cũng phân tích, trong 20 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu thuỷ sảnchỉ đạt 287 triệu USD. Tính từ đầu năm tới nay mới đạt hơn 3,6 tỷ USD, dự báocả năm sẽ không đạt được 4,5 tỷ USD như dự kiến, cùng lắm chỉ đạt 4,4 tỷ USD,tăng trưởng 17% so với 2007. Và nếu có lạc quan lắm thì tăng trưởng năm 2009cũng chỉ có thể dự kiến là 10%.

Những ngày qua, ngành thuỷ sản không bị các đối tác rút đơnhàng như ngành dệt may nhưng họ đã yêu cầu sẽ trả trước 60 - 70% giá trị đơnhàng, nợ lại 30 - 40% thanh toán sau. Điều này thực sự gây khó khăn hơn chodoanh nghiệp, cùng với khó khăn trong nước ngân hàng không cho doanh nghiệpxuất khẩu vay ngoại tệ.

Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản hiện rất “đói” nguyên liệu trongkhi công suất chế biến trong nước đã ở dưới “trần”. 9 tháng đầu năm 2008, nhậpkhẩu nguyên liệu mới chỉ là 166 triệu USD, so với sản lượng trên 4 triệu tấnsản xuất trong nước thì con số này là quá nhỏ.

Còn ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí kiến nghị,doanh nghiệp xuất khẩu rất khó khăn trong vay vốn ngân hàng, vì vậy việc miễnthuế nhập khẩu và thuế VAT cho các doanh nghiệp cơ khí nên kéo dài trong thờigian 19 tháng chứ không phải là 9 tháng như hiện nay, để doanh nghiệp có thểbắt đầu và kết thúc một vòng sản xuất, bởi thực tế tiền đóng thuế của các doanhnghiệp hiện nay là tiền vay ngân hàng.

Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều cho biết, điềuViệt Nam đang xuất khẩu 40% vào Mỹ và 20% vào EU, vì thế nhu cầu tiêu dùng cũngđã và đang chững hẳn lại, hàng đã giao thanh toán rất chậm, một số thị trườngđã chính thức đề nghị lùi thời gian giao hàng. Trong nước thì 80 - 90% doanhnghiệp đã ngừng sản xuất.

Kèm theo đó là giá cả xuống nhanh, từ 5.500 USD/tấn (giábình quân của 9 tháng đầu năm) nay đã giảm xuống 4.100 - 4.200 USD/ tấn. Lượngtồn kho hiện đã tăng lên trên 30 ngàn tấn, trị giá trên 100 triệu USD.

Tại đây, đại diện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Hiệp hộiĐiện tử, Hiệp hội Gỗ... cũng nêu ra các khó khăn và đưa ra các kiến nghị củangành trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên đã ghi nhậncác ý kiến đóng góp và cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đề nghị Ngân hàngNhà nước trong điều kiện cho phép có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất tiền đồngViệt Nam. Đây là biện pháp hữu hiệu để kích cầu và thúc đẩy sản xuất.

Bộ Công Thương cũng đề nghị ưu tiên cấp tín dụng và đảm bảocung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu.Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu, giảm sự phụthuộc vào thị trường truyền thống và mở thêm các thị trường mới. Các cơ quanchức năng, hiệp hội ngành hàng nên phát huy vai trò liên kết, chủ động phối hợphỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh xuất khẩu đểtăng trưởng xuất khẩu và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Nguồn: Thời báo kinh tếViệt Nam

Quảng cáo sản phẩm