Ở Việt Nam, biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nước ngoài được quy định như thế nào?

15/08/2008 12:00 - 5267 lượt xem

Văn bản pháp luật
-    Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam;
-    Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam;
-    Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;
-    Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh;
Nội dung
Các quy định về biện pháp tự vệ của Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc và quy định của WTO về vấn đề này.
Cơ quan có thẩm quyền
-    Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương: Chịu trách nhiệm điều tra, trình kết quả điều tra và đề xuất cách thức xử lý cho cơ quan có thẩm quyền;
-    Hội đồng xử lý vụ việc tự vệ - Bộ Công Thương: Xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra của Cục quản lý cạnh tranh, thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương về cách thức xử lý;
-    Bộ trưởng Bộ Công Thương: Quyết định có hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ.

Hộp 7 - Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin và hỗ trợ về biện pháp tự vệ ở đâu?
-    Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương (cơ quan quản lý Nhà nước phụ trách về vấn đề tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam)
www.qlct.gov.vn
-    Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (đơn vị đầu mối cung cấp tất cả các thông tin về tự vệ ở Việt Nam và trên thế giới cho doanh nghiệp
www.chongbanphagia.vn

Mục tiêu chủ yếu của các biện pháp tự vệ là bảo hộ có thời hạn ngành sản xuất nội địa để ngành này khôi phục khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần biết cách sử dụng các biện pháp này trong những hoàn cảnh nhất định để bảo vệ các lợi ích thương mại của mình.
Quảng cáo sản phẩm