Thị trường đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ Đông Âu đang bỏ ngỏ
15/11/2009 12:00
Đông Âu một thị trường lớn gồm 10 quốc gia: Belarus, Bun-ga-ri, CH Séc, Hungary, Moldova, Ba Lan, Romani, Nga, Slovakia, Ucraina hiện đang có nhu cầu cao về các mặt hàng đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ.
Thời gian qua các DN Việt Nam đã có nhiều chuyến khảo sát, tìm hiểu và tham dự hàng loạt các hội chợ triển lãm tại một số nước Đông Âu.
Hungary, tuy là một thị trường quy mô nhỏ với dân số khoảng 10 triệu người, nhưng nhu cầu về hàng nội thất, gia dụng và thủ công mỹ nghệ cũng rất đáng kể. Nhiều công ty thương mại và nhiều tập đoàn bán lẻ cũng có mặt tại đây. Ví dụ, Practiker là nhà bán lẻ lớn với một chuỗi các cửa hàng bán lẻ tại châu Âu, quy mô hoạt động cũng như thương hiệu tương đương với quy mô và thương hiệu của IKEA (một thương hiệu đã quen thuộc đối với DN Việt Nam). Practiker không mua sản phẩm trực tiếp từ các nhà thu gom, nhưng họ thu mua thông qua MBG - Metro Buying Group, một công ty nhập khẩu các sản phẩm tại khắp châu Á và nhiều thị trường trên khắp thế giới. Bên cạnh Practiker còn có các tập đoàn bán lẻ lớn như KIKA, ASKO, với mô hình bán lẻ tương tự như các thương hiệu quen thuộc như IKEA, Tesco, Conforama… Hungary cũng có hội chợ thương mại hàng nội thất BNV được tổ chức thường niên tại Budapest. Về cơ bản, hội chợ này dành riêng cho hàng nội thất gỗ, trang trí vườn, quà tặng, đồ dùng phòng tắm và dụng cụ nhà bếp… các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất có thể tìm cơ hội từ hội chợ này.
CH Séc một đất nước có nền kinh tế khá vững mạnh và có vai trò quan trọng trong về vị trí địa lý và tiềm lực kinh tế trong khu vực. Và là thị trường rất tiềm năng cho các sản phẩm nội thất, trang trí nhà cửa, đồ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, thay vì đã quá quen thuộc với các mặt hàng như may mặc, dày dép, lương thực, thực phẩm của người Việt Nam, nhu cầu thị trường về hàng trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ cũng không hề nhỏ. Qua tìm hiểu thì thấy phần lớn các công ty nhập khẩu của CH Séc mua sản phẩm trang trí nội thất và thủ công mỹ nghệ thông qua các nước thứ ba khác như Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển… Lý do là họ chưa biết nhiều đến các nhà cung cấp của Việt Nam, chứ không phải là họ không có nhu cầu mua hàng từ Việt Nam.
Trong lĩnh vực bán lẻ hàng nội thất và gia dụng, ngoài các thương hiệu lớn như đã nêu ở thị trường Hungary, tại Praha cũng có trung tâm thương mại OBI – một tập đoàn bán lẻ quy mô lớn có nhiều chuỗi siêu thị, với văn phòng chính đặt ở Đức và các văn phòng khác mở rộng sang các nước Italy, Hungary, Thụy Điển, Áo, Nga, Séc & Slovakia, Bosnia-Herzegovina, Ba Lan, Croatia, Romania, Ukraina, Hy Lạp. Tập đoàn này nhập khẩu số lượng lớn các sản phẩm dùng cho gia đình và trang trí vườn, từ các loại thùng, hộp, đồ gốm sứ, dệt thủ công, đồ nhựa, thủy tinh, hàng mây tre đan nhỏ, và các loại dụng cụ cẩm tay DIY (Do It Yourself). Đây là một nhà nhập khẩu đầy tiềm năng, có thể tiêu thụ hàng triệu đơn vị sản phẩm mỗi năm trên toàn thế giới. OBI có thể là một cái tên chưa mấy quen thuộc với Việt Nam, nhưng tại châu Âu, đây là một thương hiệu đã có tiếng. Các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu của Việt Nam có thể bước chân vào tập đoàn bán lẻ đầy tiềm năng này.
Ba Lan cũng là một thị trường cần được khai thác một cách triệt để. Các công ty nhập khẩu của Ba Lan chủ yếu tìm mua những sản phẩm thủ công có giá trị thấp, những với số lượng lớn. Đơn cử như công ty “1 dollar” thường mua và bán các sản phẩm có giá xung quanh khoảng 1 USD, nhưng doanh số nhập khẩu của họ cũng vào khoảng 15 triệu USD/năm. Hoặc công ty “EM & EM” cũng thường nhập khẩu khoảng vài ba triệu USD/năm, một con số không nhỏ.
Thời gian qua các DN Việt Nam đã có nhiều chuyến khảo sát, tìm hiểu và tham dự hàng loạt các hội chợ triển lãm tại một số nước Đông Âu.
Hungary, tuy là một thị trường quy mô nhỏ với dân số khoảng 10 triệu người, nhưng nhu cầu về hàng nội thất, gia dụng và thủ công mỹ nghệ cũng rất đáng kể. Nhiều công ty thương mại và nhiều tập đoàn bán lẻ cũng có mặt tại đây. Ví dụ, Practiker là nhà bán lẻ lớn với một chuỗi các cửa hàng bán lẻ tại châu Âu, quy mô hoạt động cũng như thương hiệu tương đương với quy mô và thương hiệu của IKEA (một thương hiệu đã quen thuộc đối với DN Việt Nam). Practiker không mua sản phẩm trực tiếp từ các nhà thu gom, nhưng họ thu mua thông qua MBG - Metro Buying Group, một công ty nhập khẩu các sản phẩm tại khắp châu Á và nhiều thị trường trên khắp thế giới. Bên cạnh Practiker còn có các tập đoàn bán lẻ lớn như KIKA, ASKO, với mô hình bán lẻ tương tự như các thương hiệu quen thuộc như IKEA, Tesco, Conforama… Hungary cũng có hội chợ thương mại hàng nội thất BNV được tổ chức thường niên tại Budapest. Về cơ bản, hội chợ này dành riêng cho hàng nội thất gỗ, trang trí vườn, quà tặng, đồ dùng phòng tắm và dụng cụ nhà bếp… các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất có thể tìm cơ hội từ hội chợ này.
CH Séc một đất nước có nền kinh tế khá vững mạnh và có vai trò quan trọng trong về vị trí địa lý và tiềm lực kinh tế trong khu vực. Và là thị trường rất tiềm năng cho các sản phẩm nội thất, trang trí nhà cửa, đồ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, thay vì đã quá quen thuộc với các mặt hàng như may mặc, dày dép, lương thực, thực phẩm của người Việt Nam, nhu cầu thị trường về hàng trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ cũng không hề nhỏ. Qua tìm hiểu thì thấy phần lớn các công ty nhập khẩu của CH Séc mua sản phẩm trang trí nội thất và thủ công mỹ nghệ thông qua các nước thứ ba khác như Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển… Lý do là họ chưa biết nhiều đến các nhà cung cấp của Việt Nam, chứ không phải là họ không có nhu cầu mua hàng từ Việt Nam.
Trong lĩnh vực bán lẻ hàng nội thất và gia dụng, ngoài các thương hiệu lớn như đã nêu ở thị trường Hungary, tại Praha cũng có trung tâm thương mại OBI – một tập đoàn bán lẻ quy mô lớn có nhiều chuỗi siêu thị, với văn phòng chính đặt ở Đức và các văn phòng khác mở rộng sang các nước Italy, Hungary, Thụy Điển, Áo, Nga, Séc & Slovakia, Bosnia-Herzegovina, Ba Lan, Croatia, Romania, Ukraina, Hy Lạp. Tập đoàn này nhập khẩu số lượng lớn các sản phẩm dùng cho gia đình và trang trí vườn, từ các loại thùng, hộp, đồ gốm sứ, dệt thủ công, đồ nhựa, thủy tinh, hàng mây tre đan nhỏ, và các loại dụng cụ cẩm tay DIY (Do It Yourself). Đây là một nhà nhập khẩu đầy tiềm năng, có thể tiêu thụ hàng triệu đơn vị sản phẩm mỗi năm trên toàn thế giới. OBI có thể là một cái tên chưa mấy quen thuộc với Việt Nam, nhưng tại châu Âu, đây là một thương hiệu đã có tiếng. Các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu của Việt Nam có thể bước chân vào tập đoàn bán lẻ đầy tiềm năng này.
Ba Lan cũng là một thị trường cần được khai thác một cách triệt để. Các công ty nhập khẩu của Ba Lan chủ yếu tìm mua những sản phẩm thủ công có giá trị thấp, những với số lượng lớn. Đơn cử như công ty “1 dollar” thường mua và bán các sản phẩm có giá xung quanh khoảng 1 USD, nhưng doanh số nhập khẩu của họ cũng vào khoảng 15 triệu USD/năm. Hoặc công ty “EM & EM” cũng thường nhập khẩu khoảng vài ba triệu USD/năm, một con số không nhỏ.
Nguồn: Báo Công thương điện tử
Các tin khác
- Chủ động khai phá thêm thị trường xuất khẩu nông sản (23/04/2025)
- Xuất khẩu gạo Việt Nam 2025: Thách thức ngắn hạn, cơ hội dài hạn (23/04/2025)
- Kịp thời hỗ trợ hoạt động xuất khẩu (23/04/2025)
- Xuất khẩu vượt 'hàng rào xanh' (23/04/2025)
- Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì? (21/04/2025)