Thực tiễn điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ tại Australia

03/12/2024 04:41 - 7 lượt xem

Khác với biện pháp CBPG/CTC, các biện pháp tự vệ về bản chất là các biện pháp bảo hộ tạm thời và có điều kiện cho ngành sản xuất nội địa trước hàng hóa nhập khẩu (mà không liên quan tới hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu).

 

Các biện pháp tự vệ không được sử dụng thường xuyên, Chính phủ một số nước ưu tiên bảo hộ ngành công nghiệp của họ thông qua các thỏa thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với sản phẩm.

 

Theo thống kê của WTO, Ấn Độ là nước tiến hành các cuộc điều tra tự vệ nhiều nhất trên thế giới với 48 vụ (chiếm 11,3% tổng số vụ khởi xướng điều tra tự vệ trên toàn cầu), trong đó có 24 vụ hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ.

 

Hình 1: Các nền kinh tế sử dụng biện pháp tự vệ nhiều nhất (1995-2023)

Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của WTO

 

Với Australia, trong giai đoạn 1995-2023, nước này chỉ mới khởi xướng tổng cộng 4 vụ điều tra tự vệ (1 vụ năm 1998, 1 vụ năm 2007 và 2 vụ điều tra năm 2013). Sau quá trình điều tra, Australia chưa áp dụng bất kỳ biện pháp tự vệ.

 

Các nhóm sảm phẩm bị điều tra tự vệ tại Australia bao gồm: động vật và các sản phẩm động vật (2 vụ) và thức ăn chế biến sẵn; đồ uống, rượu, giấm; thuốc lá (2 vụ). Sau quá trình điều tra, không có sản phẩm nào bị áp đặt biện pháp tự vệ khi nhập khẩu vào Australia.

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Quảng cáo sản phẩm