Xu hướng sử dụng các biện pháp Chống trợ cấp trên toàn cầu

09/05/2024 03:44 - 3 lượt xem

Do tính chất phức tạp trong điều tra so với CBPG nên việc điều tra và áp dụng các biện pháp CTC thường ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên, số lượng các vụ điều tra thuế trợ cấp đang có xu hướng tăng từ năm 2010. Đỉnh điểm vào năm 2020, tổng số vụ khởi xướng điều tra CTC lên đến 56. Tuy nhiên, sang đến giai đoạn 2021-2022, số lượng vụ việc đã giảm đi đáng kể khi chỉ còn có 18 vụ trong năm 2021 và 19 vụ trong năm 2022. 

 

Hình 1: Các vụ điều tra CTC được khởi xướng qua các năm (1995-2022)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Các quốc gia/vùng lãnh thổ điều tra áp dụng biện pháp CTC

 

Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng nhiều nhất các biện pháp thuế CTC với 311 vụ việc khởi xướng điều tra và 212 biện pháp CTC được áp dụng, tiếp đến là EU (93 vụ khởi xướng, 49 vụ áp thuế), Canada (79 vụ khởi xướng, 42 vụ áp thuế). Có thể thấy rằng, các nước phát triển sử dụng biện pháp đối kháng thường xuyên hơn mặc dù tổng số vụ điều tra CTC vẫn ít hơn rất nhiều so với các vụ điều tra CBPG.

 

Hình 2: Tốp các nước sử dụng các biện pháp CTC nhiều nhất (1995-2022)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Các nước bị điều tra áp dụng biện pháp CTC

 

Trong tổng cộng 671 vụ khởi xướng điều tra CTC tính đến 31/12/2022, có đến 200 vụ khởi xướng đối với hàng hóa của Trung Quốc (chiếm 30%), trong đó có 150 vụ việc bị áp thuế CTC. Sau Trung Quốc, Ấn Độ là nước bị khởi xướng điều tra nhiều thứ 2 với 100 vụ việc bị khởi xướng điều tra và 64 vụ bị áp thuế.

 

Hình 3: Tốp các nước bị điều tra CTC nhiều nhất (1995-2022)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Các lĩnh vực bị áp thuế CTC

 

Theo số liệu thống kê của WTO từ năm 1995-2022, kim loại cơ bản và các sản phẩm của chúng là đối tượng bị áp thuế CTC nhiều nhất trên toàn cầu, chiếm đến 50,6% tổng số vụ việc bị áp thuế, tiếp đến là các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất (chiếm 9,2%) và nhựa, cao su (chiếm 7,7%). 

 

Hình 4: Các lĩnh vực bị áp thuế CTC nhiều nhất trên toàn cầu (1995-2022)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập

Quảng cáo sản phẩm