Giới thiệu Hiệp định về biện pháp tự vệ (Hiệp định SG)

06/08/2008 12:00 - 5891 lượt xem

Hiệp định về biện pháp tự vệ cho phép nước nhập khẩu hạn chế nhập khẩu trong giai đoạn tạm thời, nếu sau khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác định rằng nhập khẩu đang diễn ra với số lượng tăng lên ( hoặc tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước) gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất ra mặt hàng tương tự hoặc sản phẩm trực tiếp cạnh tranh.

Hơn nữa, Hiệp định còn quy định rằng những biện pháp ấy có thể ở dạng tăng thuế hơn mức thuế suất rang buộc hoặc đặt ra những hạn chế định lượng thông thường được áp dụng trên cơ sở MFN (tối huệ quốc) đối với nhập khẩu từ mọi nguồn.Việc điều tra để đặt ra những biện pháp đó có thể do bản than chính phủ khởi xướng hoặc trên cơ sở đề nghị của ngành sản xuất bị tác động. Tuy nhiên trong thực tế việc điều tra thường được bắt đầu dựa theo đơn của ngành sản xuất bị tác động. Hiệp định nêu ra những tiêu chí để các cơ quan điều tra phải xem xét xác định xem liệu phần nhập khẩu tăng lên có gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nội địa hay không. Hiệp định còn đặt ra những yêu cầu về thủ tục cơ bản để tiến hành điều tra.

Một mục đích của yêu cầu về thủ tục là đem lại cho các nhà cung cấp và chính phủ nước ngoài cơ hội thích đáng để đưa ra bằng chứng bảo vệ lợi ích của họ, những lợi ích có thể bị tác động ngược lại bởi những hành động bảo vệ đề ra.Mục tiêu chủ yếu của việc tăng mức bảo vệ tạm thời cho ngành sản xuất bị tác động có thời gian tự chuẩn bị để tăng khả năng cạnh tranh mà ngành phải đương đầu sau khi xóa bỏ những hạn chế. Hiệp định nhằm mục tiêu đảm bảo những hạn chế đó chỉ được áp dụng trong thời gian tạm thời bằng cách đặt ra một thời kỳ tối đa là 8 năm để áp dụng biện pháp cho một sản phẩm. Tuy nhiên, những nước đang phát triển có thề đề ra thời kỳ tối đa là 10 năm. Để tạo thời gian cho những ngành sản xuất dần dần thích nghi với sự cạnh tranh tăng lên do giảm thuế quan và xóa bỏ các hàng rào thương mại khác, tập quán GATT đòi hỏi rằng cắt giảm thuế quan thỏa thuận trong đàm phán thương mại đa phương sẽ được áp dụng từng bước trong một số năm đã thỏa thuận. Do vậy, giảm thuế quan cho hàng công nghiệp thỏa thuận tại Vòng đàm phán Uruguay được quy định là 5 năm thành 5 kỳ bằng nhau. Tương tự như vậy, giảm thuế trong ngành nông nghiệp cũng như trợ cấp trong nước và xuất khẩu diễn ra trong thời kỳ 6 năm. Các nước đang phát triển được kéo dài hơn để cắt giảm.

Những quy tắc GATT thừa nhận rằng mặc dù có việc thực hiện giảm dần thuế quan, một số ngành sản xuất hoặc nông nghiệp nhất định trong thời gian ngắn vẫn phải đối phó với những vấn đề điều chỉnh theo sự cạnh tranh tăng lên của hàng nhập khẩu. Những vấn để đó có thể phát sinh từ thất bại có những ngành này trong việc hợp lý hóa cơ cấu sản xuất hoặc để ứng dụng đổi mới công nghệ cần thiết nhằm tăng năng suất. Để tạo thời gian cho ngành sản xuất bị tác động thích nghi với sự cạnh tranh, Điều XIX của GATT nêu rằng do kết quả giảm thuế biểu, một nước thấy rằng một sản phẩm đang nhập khẩu “với số lường tăng lên và tron những điều kiện đến mức gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đến nhà sản xuất trong nước”, thì trong nước đó có thể đề ra những biện pháp tự về để hạn chế nhập khẩu trong thời gian tạm thời.
Tải tài liệu
2019060516131722gioi-thieu-hiep-dinh-ve-bien-phap-tu-vedoc
Basic introduction to the Safeguards Agreement.doc
Quảng cáo sản phẩm