Hỏi đáp về PVTM ở Ấn Độ

Cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ chỉ khởi xướng điều tra chống bán phá giá nếu có đủ bằng chứng cơ bản về (i) việc bán phá giá hàng hóa bị cáo buộc và (ii) hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá này đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc làm giảm sự phát triển của ngành sản xuất nội địa.

Về cơ bản, yếu tố thiệt hại trong vụ việc chống bán phá giá được xác định dựa trên các tác động của hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tới số lượng và giá cả của hàng hóa trên thị trường nội địa Ấn Độ.

Giá không gây thiệt hại (Non-Injurious Price NIP) là mức giá mà ngành sản xuất nội địa suy đoán sẽ áp dụng cho hàng hóa tương tự trong điều kiện thương mại thông thường trên thị trường Ấn Độ trong giai đoạn xác định. Mức giá này được tính toán dựa trên chi phí sản xuất và lợi nhuận sau khi loại bỏ tác động bất lợi từ các nhân tố khác ngoài hàng hóa nhập khẩu bán phá giá.

Trong điều tra PVTM ở Ấn Độ, "mối quan hệ nhân quả" là một trong các điều kiện cần có để áp dụng biện pháp PVTM.

Trên cơ sở Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp PVTM của ngành sản xuất nội địa Ấn Độ, DGTR sẽ tiến hành các bước sau:

Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu điều tra chống bán phá giá có thể áp thuế chống bán phá giá dựa trên biên độ bán phá giá (tức là chênh lệch giữa Giá trị thông thường và Giá xuất khẩu).

Thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong thời hạn không quá 05 năm (hoặc trong thời hạn ngắn hơn nếu được quyết định như vậy trong Thông báo) kể từ ngày áp thuế. Tuy nhiên, thuế này có thể được Cơ quan có thẩm quyền rà soát lại bất kỳ khi nào trước khi hết thời hạn nói trên.

Ấn Độ quy định các cơ chế rà soát khác nhau trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, bao gồm:

3 4 5 6 7