Báo cáo "Hiện đại hóa các biện pháp SPS nhằm phát triển thương mại và bảo đảm an toàn thực phẩm"

29/11/2017 12:00 - 447 lượt xem

ADB, 2014

Giới thiệu: 

Các biện pháp SPS đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và ngăn chặn bệnh dịch và côn trùng gây hại với động thực vật. Một cơ chế quản lý rõ ràng đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là chất lượng sản phẩm, là điều cần thiết không chỉ nhằm bảo vệ thị trường nội địa và người tiêu dùng, mà còn mở rộng khu vực thương mại nông nghiệp và phát triển xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm dịch, tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm định động thực vật có thể gây nhiều khó khăn cho khu vực tư nhân nếu những điều luật đó được áp dụng mà không có sự tham vấn từ nhiều bên, cũng như thiếu thử nghiệm trong thực tiễn. Đồng thời, những quy định ấy cũng cần phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để thúc đẩy thương mại toàn cầu, đặc biệt với những quốc gia có thế mạnh xuất khẩu về nông nghiệp. 

Với mục tiêu này, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phối hợp với Viện ADB (ADBI) và Viện Hợp tác Kinh tế Khu vực Trung Á (CAREC) đồng nghiên cứu và tổ chức chuỗi hoạt động Cơ hội Nghiên cứu Thuận lợi hóa Thương mại CAREC thường niên lần thứ hai tại Mongolia vào 6-8/10/2014. Tại đó, hội thảo "Hiện đại hóa các biện pháp SPS để phát triển thương mại và bảo đảm an toàn thực phẩm: Kinh nghiệm của Baltic" tập chung vào những biện pháp hữu hiệu nhất trong khu vực hội nhập này. Báo cáo hội thảo tổng hợp những kinh nghiệm và kiến thức hữu ích của các chuyên gia đến từ Latvia, Lithuania, FAO, STDF và CAREC, cũng những đại diện của khu vực tư nhân, hy vọng sẽ cung cấp những nội dung hữu ích để các nước xây dựng khung pháp luật về SPS hiệu quả. 

Báo cáo (bản Tiếng Anh) được đính kèm dưới đây:
Tải tài liệu
MODERNIZING SPS
Quảng cáo sản phẩm