Chuyển hướng Thương mại từ tác động của thuế chống bán phá giá Hoa Kỳ áp dụng với tôm nhập khẩu

08/12/2015 12:00 - 28038 lượt xem

Tóm tắt
Chúng tôi kiểm nghiệm khả năng các cuộc điều tra và việc áp thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu trong năm 2004 của Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu sang thị trường thứ ba. Chúng tôi xây dựng bảng dữ liệu về các dòng thương mại hàng năm của sản phẩm tôm giữa 6 quốc gia bị áp đặt thuế (Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam) và 4 quốc gia nhập khẩu tôm lớn (EU, Indonesia, Nhật Bản và Malaysia) trong giai đoạn từ 1999 đến 2010. Kết quả cho thấy các nước nhóm A đã chuyển hướng thương mại sang các thị trường khác sau khi tôm bị áp thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ.
Từ khóa: tôm, thuế chống bán phá giá, chuyển hướng thương mại
Phân loại JEL: F10; F12; F13        
 
Giới thiệu
Tôm là mặt hàng có giá trị lớn nhất, đóng góp khoảng 15% tổng giá trị thương mại hải sản quốc tế trong năm 2010 (dữ liệu của FAO, 2012). Mặc dù có hơn 100 quốc gia xuất khẩu lượng lớn tôm, nhưng thị trường tôm quốc tế chỉ tập trung vào ba quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật và châu Âu (số liệu Gillet, 2008). Do đó, giao thương tôm quốc tế chịu tác động bởi chính sách thương mại từ ba đối tác nhập khẩu này.

Ví dụ, tôm nhập khẩu thường xuyên là đối tượng bị điều tra bán phá giá (hàng nhập khẩu bán với giá thấp hơn giá trị thông tường, LTFV) và điều tra trợ giá (hàng nhập khẩu nhận trợ cấp) tại Mỹ. Tháng 01-2005, sau một năm điều tra, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) xác định các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam gây thiệt hại cho ngành sản xuất Hoa Kỳ. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) kết luận có hành vi bán phá giá tôm vào Mỹ (USITC, 2005). Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Liên minh ngành tôm vùng Vịnh, Biloxi, MS, một nguyên đơn trong cuộc điều tra chống bán phá giá trên, đã đệ đơn khởi kiện chống trợ cấp cũng với tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Kết luận cuối cùng của bị phủ quyết vào tháng 10 năm 2013.

Trong thương mại quốc tế, các nhà xuất khẩu thường được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp (so với trung bình), nhưng phải đối mặt với sự thay đổi liên tục về chính sách (ví dụ, áp đặt hoặc dỡ bỏ các hàng rào thương mại tạm thời - TTB) như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ và thuế chống trợ cấp. Trong khi thuế nhập khẩu được giảm dần trong suốt ba thập kỷ gần đây thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương, thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) lại được sử dụng ngày càng nhiều trên quy mô toàn cầu như một biện pháp bảo hộ thay thế (nghiên cứu của Bown, 2011). Nghiên cứu của Blonigen (2003b) thống kê số vụ kiện chống bán phá giá tăng lên 2.200 vụ trong thập niên 1990 so với 1.600 vụ trong các năm 1980 và số vụ là rất ít trong những năm 1970. Tại Mỹ, biên độ chống bán phá giá được tính toán là tăng từ 15% lên hơn 63% và tỷ lệ biện pháp thuế áp đặt trong các vụ kiện tăng từ 45% lên trên 60% trong giai đoạn năm 1980 đến 2000 (nghiên cứu của Blonigen, 2003a).

Lý thuyết kinh tế về tác động thương mại của chính sách hàng rào kỹ thuật tạm thời (TTB) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất. Những tác động này đã được nghiên cứu bởi  Bown và Crowley (2007) với 4 nhóm: tác động phá hoại thương mại (thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp dẫn đến việc giảm nhập khẩu từ các quốc gia bị áp thuế); tác động dịch chuyển thương mại sang nguồn nhập khẩu  khác (xảy ra khi hàng nhập khẩu từ một quốc gia không bị áp thuế thay thế mức giảm nhập khẩu từ các nước chịu thuế AD, CVD); tác động chuyển hướng thương mại (tăng xuất khẩu của các quốc gia bị áp thuế đến các nước thứ ba); và suy giảm thương mại (giảm xuất khẩu từ các quốc gia không thuộc nhóm A đến các nước nhóm B)

Nghiên cứu này tập trung và tác động phá hoại thương mại và chuyển hướng thương mại. Với tác động đầu tiên, một vài nghiên cứu phát hiện thấy chỉ cần những dấu hiệu ban đầu của việc điều tra cũng sẽ gây giảm nhập khẩu từ các nước nhóm A kể cả khi việc áp đặt thuế không được thực hiện, gọi là “tác động điều tra” hoặc “tác động quấy rối” (nghiên cứu của Prusa, 1992; nghiên cứu của Staiger và Wolak, 1994; nghiên cứu của Prusa, 2001). Tác động này thúc đẩy các nhà sản xuất nội địa khởi kiện chống bán phá giá hoặc trợ cấp, kể cả khi họ không chịu thiệt hại. Nghiên cứu của Carter và Gunning-Trant (2010) khảo sát các vụ kiện chống bán phá giá/trợ cấp nông nghiệp của Mỹ từ năm 1980 đến 2005, phát hiện ra khi nguyên đơn được xử thắng và thuế được áp đặt, hàng nhập khẩu nông sản từ các nước nhóm A suy giảm trong ít nhất 3 năm sau năm điều tra. Ngược lại, không có dấu hiệu của tác động điều tra khi đơn kiện bị bác và không có sự chuyển hướng thương mại rõ rệt nào trong ngành nông nghiệp  Hoa Kỳ. Trong các nghiên cứu khác của  Malhotra – Rus - Kassam (2008)  và  Keithly – Poudel (2008) về chống bán phá giá với hàng nhập khẩu cà chua tươi và tôm, phát hiện ra các tác động điều tra chuyển hướng giao thương, mâu thuẫn với phát hiện của Carter và Gunning-Trant (2010) và xây dựng giả thuyết của họ về tham số ước lượng. Tương tự họ cũng chỉ ra tác động thương mại của thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm chịu thuế và không chịu thuế.

So sánh với lý thuyết về tác động phá hủy thương mại và chuyển hướng thương mại, chỉ một vài nghiên cứu định lượng tác động không lường trước của cáchàng rào phi tại một nước lên các dòng chảy thương mại song phương đối với phần còn lại của thị trường. Nghiên cứu của Bown  và  Crowley  (2007) ước tính rằng tác động chuyển hướng giao thương do các biện pháp bảo vệ (VD: thuế chống bán phá giá) do Mỹ áp đặt với hàng nhập khẩu từ Nhật trong thời gian 1992 – 2001. Họ thấy rằng việc áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm Nhật làm tăng rõ rệt doanh số xuất khẩu các sản phẩm này từ đến các nước thứ ba (5-7%). Nghiên cứu của Grant and Anders (2011) tìm hiểu liệu các nhà xuất khẩu có thay đổi một cách hệ thống mô hình giao thương thủy hải sản một khi sản phẩm của họ bị FDA từ chối và phát hiện ra rằng việc FDA từ chối nhập khẩu có mối liên hệ chặt chẽ với việc tăng doanh số xuất khẩu tại các thị trường ngoài Mỹ.

Nghiên cứu của Wang và Reed (2014) ước tính cầu nhập khẩu về tôm tại Mỹ trong giai đoạn 1999-2012 dựa trên mô hình tổng hợp của Barten. Họ tìm thấy tác động điều tra rõ rệt đối với  Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam (các nước thuộc nhóm A) và tác động điều tra tích cực đối với Indonesia (nước không thuộc nhóm A), phù hợp với các phát hiện trong các nghiên cứu về chống bán phá giá trước đây (nghiên cứu của Staiger và Wolak, 1994; Prusa, 2001). Họ cũng phát hiện ra thuế chống bán phá giá gây tác động phá hoại thương mại đối với Trung Quốc, trong khi dường như không ảnh hưởng đến toàn bộ mặt hàng nhập khẩu tôm từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam. Câu hỏi đặt ra: liệu các cuộc điều tra và việc áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ lên mặt hàng tôm nhập khẩu có chuyển hướng giao thương  từ các quốc gia nhóm B sang các nhà nhập khẩu khác (VD Nhật Bản và EU)? Nghiên cứu này tập trung vào các tác động này.
 
Công thức
Nghiên cứu của Bown and Crowley (2007) sử dụng mô hình ba quốc gia đơn giản, thể hiện tác động của một chính sách thương mại (VD thuế quan, rào cản thương mại tạm thời, cấm giao thương, vv) tại một quốc gia đến giao thương thế giới. Chuyển hướng thương mại xảy ra khi một nước nhóm A tăng xuất khẩu sang nước thứ ba.

Theo nghiên cứu của Prusa (2001), công thức của chúng tôi như sau:



Dữ liệu
Khối lượng xuất khẩu (theo kilogram) và giá trị của mặt hàng tôm qua các năm từ 1999 đến 2010 theo dữ liệu của Ủy ban Thương mại Liên Hợp Quốc. Sản phẩm tôm chịu điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ năm thuộc 2 tiểu mục của Mã Hàng hóa Chung (030613 và 160520). Giao thương giữa các quốc gia nhóm A (Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, và Việt Nam) và các nước thứ ba (EU, Indonesia, Nhật Bản và Malaysia). Giá trị mỗi đơn vị ($/kg) được tính bằng giá bán.

Thông tin về các mức thuế ban đầu, mức thuế cuối cùng, và kết quả thẩm tra sau 5 năm được lấy từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, và Cơ quan quản lý Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Mức thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp lấy từ Dữ liệu Rào cản Thương mại Tạm thời, Ngân hàng Thế giới và các Thông báo Liên Bang Hoa Kỳ (các cuộc điều tra chống bán phá giá tôm nhập khẩu Hoa Kỳ trong giai đoạn 1999-2011 trong Bảng 1)

Chúng tôi cũng tính đến các biến số quản lý : GDP  đầu người (theo USD) nước xuất khẩu và nhập khẩu, lấy từ Chỉ số Phát triển Thế Giới của Ngân hàng Thế giới năm 2014. Chúng tôi kỳ vọng việc tăng GDP đầu người tại nước xuất khẩu có thể dẫn đến giảm xuất khẩu do nhu cầu nội địa tăng. Chi tiết mô tả dữ liệu và tính toán được tóm tắt trong bảng 2.
 
Kết quả
Do dữ liệu dưới dạng bảng, chúng tôi sử dụng ba cách tiếp cận chính để phân tích, phù hợp với công thức: OLS chung (có các lỗi chuẩn về sửa bảng), mô hình tác động điều chỉnh, và mô hình tác động ngẫu nhiên. Cách kiểm tra số nhân Breusch-Pagan Lagrange (kiểm tra mô hình tác động ngẫu nhiên dựa trên lượng OLS còn dư) và cách kiểm tra Hausman (kiểm tra khả năng khác biệt giữa kết quả của tác động sửa đổi và tác động ngẫu nhiên) đã được chọn (Greene, 2012).

Phương pháp thống kê kiểm tra số nhân Breusch-Pagan Lagrange (p=0.00) ở mức 1% là rõ rệt, do đó mô hình tác động ngẫu nhiên được coi trọng hơn mô hình OLS. Thống kê kiểm tra Hausman ở mức 5% là rõ rệt (p= 0.03), chỉ ra sự điểm khác biệt quan trọng giữa các tham số của mô hình tác động sửa đổi và tác động ngẫu nhiên, cho thấy mô hình tác động sửa đổi hiệu quả hơn. Do đó, chúng tôi tập trung xem xét các kết quả từ mô hình tác động sửa đổi.

 Liệu các điều tra và việc áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với tôm nhập khẩu có chuyển hướng giao thương từ các quốc gia nhóm A đến các thị trường còn lại của thế giới? Kết quả trong bảng 3 cho biết câu trả lời là có. Kết quả cho thấy các cuộc điều tra chống bán phá giá Hoa Kỳ dẫn đến tăng lượng hàng từ các nước nhóm A đến các thị trường nhập khẩu thứ ba như dự đoán. Để hiểu tầm quan trọng của tác động này, chúng ta xem xét công thức trong Greene (2012, trang150) để tính toán phần trăm thay đổi của biến số phụ thuộc đến biến số giả lập.

Điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ sẽ làm tăng xuất khẩu mặt hàng tôm đến các thị trường khác (ngoài Hoa Kỳ) 246%. 1% tăng thêm của thuế suất chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ các nước Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, và Việt Nam sẽ dẫn đến tăng 102% mức xuất khẩu từ các quốc gia trên đến các thị trường khác. Nó chỉ ra rằng, Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu lớn nhất, có sức mạnh trong thị trường tôm quốc tế và chính sách thương mại của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến các dòng chảy thương mại. Tác động thương mại của các cuộc điều tra chống bán phá giá dễ thấy hơn so với tác động của viêc áp đặt thuế quan thực sự, phù hợp với phát hiện về mức cầu của Hoa Kỳ đối với tôm nhập khẩu trong nghiên cứu của Wang và Reed (2014). Nó cho thấy các nước nhóm A chuyển hướng giao thương đến các thị trường nhập khẩu khác trong năm điều tra. Độ linh hoạt về giá của hàng xuất khẩu các nước nhóm A là  -0.782. Hệ số GDP của nước xuất khẩu là dương, ngược lại dự đoán. Hệ số GDP của nước nhập khẩu không thể hiện rõ. Chúng tôi sử dụng dòng chảy thương mại cho hàng hóa được phân loại theo Mã Hàng hóa chung, GDP có thể là chỉ số kinh tế quá vĩ mô để là một tham số quản lý tốt cho với khối lượng thương mại nhỏ này. 
           
Kết luận
Trong nghiên cứu của Wang và Reed  (2014), chúng ta ước tính lượng tôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ sử dụng mô hình tổng hợp của Barten và dữ liệu thương mại hàng tháng từ năm 1999 đến 2012. Bằng việc kết hợp  chặt chẽ giữa biến số điều tra và biến số mức thuế suất chống bán phá giá, chúng ta kiểm tra mức suy giảm thương mại và tác động chuyển hướng của các vụ kiện chống bán phá giá tại  Hoa Kỳ và tìm ra tác động điều tra tiêu cực rõ rệt lên các quốc gia nhóm A, như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam và tác động điều tra tích cực đối với quốc gia không thuộc nhóm A là Indonesia. 

Nghiên cứu này mở rộng thêm nghiên cứu trên và điều tra liệu các nhà xuất khẩu nhóm A có thay đổi một cách hoạt động giao thương tôm khi sản phẩm của họ chịu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Kết quả của chúng tôi cho thấy các nước này đã chuyển hướng xuất khẩu đến các thị trường khác, việc áp đặt một rào cản bảo hộ thương mại của Mỹ có thể xuất khẩu vào thị trường thứ ba tăng mạnh. Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đây về chuyển hướng thương mại (nghiên cứu của Bown – Crowley, 2007; Grant – Anders, 2011). 

Vẫn còn một vài hạn chế trong kết quả và cách tiếp cận của chúng tôi: chưa tính đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại, như là các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, sự va chạm về nguồn cung, việc cấm nhập khẩu do vấn đề vệ sinh dịch tễ, … Thêm vào đó, một số nghiên cứu khác (Prusa, 2001; Chang và Winters,  2002) cho thấy các quyết định về chính sách thương mại của các nước lớn có thể ảnh hưởng đến mức giá của nhà xuất khẩu, dẫn đến vấn đề tác động đa chiều. Các nghiên cứu trong tương lai cần chú ý đến những vấn đề quan trọng này. 

Tham khảo
Blonigen,  B.  A. Thực tiễn về hoạt động chống bán phá giá Hoa Kỳ, Nghiên cứu BER số 9625 (Đại học Cambridge,  MA,  Nghiên cứu của Cục Kinh tế Quốc gia, 2003a).
Blonigen, B. A. Chiến tranh thực phẩm: hoạt động chống bán phá giá trong lĩnh vực nông sản (nghiên cứu trình bày tại Hội nghị về cải cách chính sách Nông nghiệp và WTO: Chúng ta tiến đến đâu? tại Capri, Italy, 2003b).
Bown,  C.  P.,  &  Crowley,  M.  A.  2007. Chuyển hướng thương mại và suy giảm thương mại, Tạp chí Kinh tế Quốc tế, 72(1), 176-201.
Bown,  C.  P.  2011.  Nguồn cung thuế chống bán phá giá, bảo hộ và chống trợ cấp, 1990–2009. Kinh tế Thế giới, 34(12), 1955-1998.
Carter, C. A., & Gunning‐Trant, C. 2010. Thuế hỗ trợ thương mại Hoa Kỳ và nông nghiệp: chuyển hướng thương mại và tác động điều tra. Tạp chí Canada về Kinh tế học/Revue canadienne d'économique, 43(1), 97-126.
Chang,  W.,  Winters,  L.A.,  2002.  Cách các liên minh vùng ảnh hưởng đến các quốc gia còn lại: tác động về giá của MERCOSUR, Tạp chí Kinh tế châu Mỹ 92, 889–904.
FAO.  2012.  Thể chế của hàng nông hải sản thế giới. Cơ quan về nông nghiệp và ngư nghiệp. FAO. Rome.
Grant,  J.,  &  Anders,  S.  2011.  Chuyển hướng thương mại do từ chối nhập khẩu của Hoa Kỳ và sự kìm giữ giao dịch thủy hải sản. Tạp chí Mỹ về Kinh tế nông nghiệp, 93(2), 573-580.
Gillet, R. (2008). Nghiên cứu toàn cầu về sản phẩm tôm ngư nghiệp. FAO.
Greene, William H. 2012. Phân tích toán kinh tế (tái bản lần 7), Prentice Hall.
Keithly Jr, W. R., & Poudel, P. 2008. Ngành tôm miền Nam Hoa Kỳ: các vấn đề về thương mại và thuế chống bán phá giá. Kinh tế học hàng hải, 23(4), 459.
Malhotra,  N.,  H.  Rus,  and  S.  Kassam.  2008.  Thuế chống bán phá giá tronglinhx vực Nông nghiệp: cấm thương mại hay chuyển hướng thương mại? Tạp chí kinh tế toàn cầu 8(2): Bài 3. Có tại: www.bepress.com/gej/vol8/iss2/3.
Neves,  P.  D.  1987.  Phân tích về nhu cầu tiêu dùng tại Bồ Đào Nha,  1958-1981. Memoire de maitrise en sciences economiques.
Prusa, T. J. 2001. Về sự lan truyền và tác động của chống bán phá giá. Tạp chí Canada về Kinh tế học/ Revue canadienne d'économique, 34(3), 591-611.
Staiger,  R.W.,  and  F.A.  Wolak.  1994. Đo lường một số biện pháp bảo hộ ngành: Chống bán phá giá tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu về hoạt động kinh tế, Kinh tế Vi mô, pp. 51–118.
Wang, X., & Reed, M. 2014. Dự báo nhu cầu Hoa Kỳ với sản phẩm tôm nhập khẩu: cách tiếp cận sản phẩm 2 bước khác nhau. Tài liệu được chọn trình bày trong Hội thảo thường niên 2014 SAEA  2014 tại Dallas, TX. 
USITC.  2005.  Các sản phẩ tôm nước ấm đông lạnh và đóng hộp từ Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam 70 FR 3943.
USITC. 2013. Điều tra về tôm nước ấm đông lạnh từ Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Malaysia, và Việt Nam số 701-TA-491-493, 495, và 497 (cuối cùng), tháng 10-2013.
Ngân hàng Thế giới.  2014. Chỉ số phát triển thế giới World  Development  Indicators. http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD. (số liệu ngày 1 tháng 12, 2014). 

Bảng 1. Điều tra chống bán phá giá sản phẩm tôm nhập khẩu tại Hoa Kỳ, 1999-2011
Quốc gia Sản phẩm Bắt đầu điều tra Kế thúc điều tra Hiệu lực thuế Thuế suất thấp nhất Thuế suất cao nhất
Brazil Tôm nước ấm đông lạnh 27-01-14 23-12-04 01-02-05 4.97%  67.80%
Ecuador 27-01-14 23-12-04 01-02-05 2.48%  4.42%
Ấn Độ 27-01-14 23-12-04 01-02-05 4.94%  15.36%
Thái Lan 27-01-14 23-12-04 01-02-05 5.29%  6.82%
Trung Quốc 27-01-14 08-12-04 01-02-05 27.89%  112.81%
Việt Nam 27-01-14 08-12-04 01-02-05 4.30%  25.76%
 
Nguồn: Ủy ban Thương Mại Quốc tế (ITC), Bộ Thương Mại Hoa Kỳ
(ITC). Thực thi và tuân thủ. Thông tin các vụ kiện chống bán phá giá và trợ giá.
http://enforcement.trade.gov/stats/iastats1.html.
* Việc áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador hết hiệu lực từ 15-08-2007 do quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.
(Thông báo Liên Bang/Vol. 72, No. 163 /Thứ năm, ngày 23-08-2007.)
 
 
 Bảng 2. Tóm tắt dữ liệu thống kê
Tham biến Đơn vị Tham số chuẩn Thấp nhất Cao nhất
Khối lượng xuất khẩu (1000 kg) 9.451 15.828 0,002 79.268
Giá trị xuất khẩu (1000 USD) 68.912 113.337 0,008 486.155
GDP đầu người nước xuất khẩu (USD) 2.107 1.698 374 12.576
GDP đầu người nước nhập khẩu (USD) 17.216 16.518 679 46.203
Thuế suất chống bán phá giá (%) 0,19 0,36 0 1,128

Bảng 3. Tác động chuyển hướng thương mại do điều tra chống bán phá giá và thuế áp đặt lên sản phẩm tôm tại Hoa Kỳ
 Khối lượng xuất khẩu OLS chung Mô hình tác động điều chỉnh Mô hình tác động ngẫu nhiên
Giá -0.941**   
(0.417) 
-0.782***
(0.271) 
-0.859***
(0.274)
Thuế chống bán phá giá Hoa Kỳ 1.477***  1.242***  1.271***
Điều tra (0.521)  (0.296)  (0.302)
Thuế chống bán phá giá 2.243***    1.018*** 1.330***
Thuế suất (0.427)  (0.386)  (0.379)
Nhà nhập khẩu  -1.765***   -2.718**
(Indonesia, Malaysia) (0.655)   (1.360)
GDP nước xuất khẩu -0.605*** 
(0.201) 
0.713**
(0.342) 
0.219
(0.303)
GDP nước nhập khẩu 0.877*** 
 (0.246) 
-0.479 
(0.446) 
0.108
(0.391)
Cố định 12.177*** 
(2.812) 
13.992*** 
(2.760) 
12.033***
(3.196)
Biến quan sát 285 285 285
R2 0.4231        
R2- bên trong   0.1573  0.1498
R2- ở giữa   0.1159  0.1159 
R2- tổng thể   0.0713  0.3908
 
Chú ý: Lỗi chuẩn trong ngoặc. 
Mức độ thống kê quan trọng được thể hiện bởi *** (p<0.01), ** (p<0.05), * (p<0.1). 

Nghiên cứu sinh tiến sỹ Xiaojin Wang
Khoa Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Kentucky
312 tòa nhà Charles E. Barnhart. Lexinton, KY 40546-0276
E-mail: xiaojin.wang2010@uky.edu
Điện thoại: (859) 257-7272 ext.226
 
Giáo sư Michael Reed
Khoa Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Kentucky
308 tòa nhà Charles E. Barnhart.  Lexington, KY 40546-0276
E-mail: mrreed@uky.edu
Điện thoại: (859)-257-7259
 
Tài liệu được chọn tham gia Hội nghị Thường niên 2015 của Hiệp hội Kinh tế Nông nghiệp miền Nam, tổ chức tại Atlanta, Georgia, ngày 31/01 – 03/02/2015
Bản quyền thuộc về Xiaojin Wang và Michael Reed. Người đọc có thể sao chép tài liệu này với mục đích phi thương mại dưới mọi hình thức nhưng cần ghi rõ thông tin bản quyền ở mỗi bản sao.
Tải tài liệu
trade-deflection-arising-from-us
Quảng cáo sản phẩm