Cơ chế chống bán phá giá và tự vệ: Kinh nghiệm của Brazil

07/08/2008 12:00 - 1755 lượt xem

Tác giả: Honorio Kume, Guida PianiGiới thiệuVào cuối những năm 1980, do quá trình công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu cùng với khủng hoảng tỷ giá liên tục nên Braxin đã phải áp dụng chính sách nhập khẩu chỉ cho phép nhập khẩu những hàng hóa không có trong nước hay những hàng hóa cần thiết để thỏa mãn nhu cầu đặc biệt nào đó. Chính sách này bao gồm áp dụng mức thuế hải quan cao, kiểm soát nhập khẩu tùy ý (như đưa ra một danh mục hàng cấm và định mức nhập khẩu tối đa hàng năm cho hàng hóa nước ngoài), và các biểu thuế đặc biệt mà một tỷ lệ đáng kể hàng nhập khẩu được cắt giảm thuế quan một phần hoặc toàn bộ. Từ năm 1988 trở đi, chính sách nhập khẩu đã được áp dụng với mục tiêu thúc đẩy việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn thông qua cạnh tranh nước ngoài. Để giảm thiểu tối đa các áp lực chính trị, trước khi thi hành chính sách mới này, vào năm 1987 Brazil đã đưa ra một đạo luật cho phép thực thi các thỏa thuận về chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế đối kháng dể phát triển cơ chế bảo hộ mới cho các ngành sản xuất nội địa.Do đó, cùng với quá trình tự do hóa nhập khẩu, Brazil bắt đầu thực thi các công cụ bảo vệ thương mại để củng cố niềm tin tạm thời cho một số ngành nhất định khi bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ nước ngoài. Việc quản lý hiệu quả và đúng đắn cơ chế này là cần thiết không chỉ nhằm hỗ trợ các hoạt động bị ảnh hưởng bởi các hành vi thương mại không công bằng mà còn cần thiết để đảm bảo tính liên tục của chương trình tự do hóa thương mại. Nhìn chung, thách thức mà chính phủ phải đối mặt là làm thế nào xây dựng được một hệ thống hợp lí nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia đi đôi với hỗ trợ chính trị cần thiết nhằm đẩy mạnh quá trình mở cửa nền kinh tế Brazil (Finger, 1998)Việc thực thi cơ chế chống bán phá liên quan đến các quy định trong Hiệp định về Việc thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Những quy định này đòi hỏi phải có bằng chứng về hành vi phá giá, xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của sản phẩm tương tự và thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.Việc sử dụng các biện pháp tự vệ, như đã chỉ ra trong Điều XIX hiệp định GATT (Hành động khẩn cấp đối với việc nhập khẩu một hoàng hóa nhất định), bao gồm những yêu cầu khắt khe hơn để chứng minh thiệt hại (thiệt hại nghiêm trọng) cũng như cam kết của ngành sản xuất trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh. Mặc dù ngôn ngữ trong các Hiệp định của WTO khá kỹ thuật và khách quan, các đánh giá về những yêu cầu đã đề cập ở trên đều nhằm nâng cao tính chủ quan, biến cơ chế chống bán phá giá và bảo hộ thành công cụ bảo vệ hữu hiệu. Điều này thậm chí có thể trái ngược lai với tự do hoá thương mại.Mục đích của bài viết này là đánh giá kinh nghiệm của Brazil trong việc sử dụng cơ chế chống bán phá giá và tự vệ trong bối cảnh tự do hoá thương mại và chương trình bình ổn kinh tế vĩ mô. Bài viết gồm có lời mở đầu và 3 phần . Phần 2 rà soát lại những thay đổi chính trong chính sách nhập khẩu của Brazil từ năm 1988 đến năm 2003. Những thay đổi này được chia làm 4 giai đoạn khác nhau. Phần 3 mô tả hệ thống pháp lý và các cơ quan quản lý thực thi cơ chế chống bán phá giá và bảo hộ tại Brazil từ năm 1987 cho đến năm 2003. Phần này cũng miêu tả sự phát triển của các đơn kiện trong suốt khoảng thời gian này và đánh giá những kết quả chính liên quan đến mục tiêu tự do hoá thương mại. Phần 4, từ những kinh nghiệm của Brazin, đưa ra các kết luận chính và những khuyến nghị về chính sách.
Quảng cáo sản phẩm