Điều tra chống bán phá giá đối với Trung Quốc ở Châu Mỹ La tinh.

20/10/2013 12:00 - 2105 lượt xem

Tác giả: Nhóm dự án IBA

            Hỗ trợ bởi IBA Trade

            và Ủy ban Luật Hải quan

            và IBA Châu mỹ La tinh

            Diễn đàn khu vực

Giới thiệu

Trong quý III năm 2009, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các quốc gia thành viên đã khởi xướng 37 vụ điều tra chống bán phá giá mới, cao hơn khoảng 68% so với 22 trường hợp của quý trước, và xấp xỉ 43% cao hơn trung bình số các vụ điều tra mới từ quý I năm 2008. Việc tăng cường sử dụng luật chống bán phá giá trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu được coi là dấu hiệu của chủ nghĩa bảo hộ, và một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại là Trung Quốc. Nước này vốn vẫn được coi là mục tiêu chính của các biện pháp đó, một phần vì hầu hết các quốc gia sử dụng nhiều các biện pháp này vẫn xem Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường (NME), hâu quả là phải chịu các quy định đặc biệt áp dụng với hàng hóa xuất khẩu và thường thì kéo theo biên độ phá giá cao hơn.

Các nước châu Mỹ La tinh, tính chung lại, đã khởi xướng điều tra và thông qua nhiều biện pháp chính thức đối với hàng hóa Trung Quốc, nhiều hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới, nhưng điều ngạc nhiên là mức độ ít ỏi của những nghiên cứu khoa học về các biện pháp này của họ đối với Trung Quốc. Bài viết này đưa ra nghiên cứu chuyên sâu đột phá về luật pháp chống bán phá giá và thực tiễn áp dụng ở các nước châu Mỹ La tinh liên quan tới hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Nghiên cứu này khám phá mối liên hệ đặc biệt giữa các vấn đề pháp luật, chính trị và kinh tế xoay quanh vấn đề này, với mục tiêu hiểu nguyên nhân và tác động của những trường hợp khác nhau ở Châu Mỹ La tinh liên quan tới vấn đề này. Việc tăng nhanh chưa từng thấy ảnh hưởng và lợi ích của Trung Quốc ở châu Mỹ yêu cầu cần có phân tích về cách thức điều tra chống bán phá giá được tiến hành và làm sao để phù hợp với xu thế chống bán phá giá toàn cầu. Tuy nhiên, báo cáo này không tập trung vào câu hỏi gây tranh cãi là liệu Trung Quốc có thể là nền kinh tế thị trường (MSE) hay liệu nó có theo quan điểm về các thảo luận cơ bản đang diễn ra về tính kinh tế hợp lý của các biện pháp chống bán phá giá nói chung.

Báo cáo này mở đầu bằng một giới thiệu ngắn gọn về những khái niệm cơ bản của chống bán phá giá trong luật pháp của WTO, trong đó ưu tiên vấn đề về nền kinh tế phi thị trường và đại diện cho các biện pháp của từng quốc gia là các biện pháp ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU). Chương này kết thúc bằng một khái quát về luật pháp chống bán phá giá liên quan tới Trung Quốc, nhấn mạnh một số vấn đề còn khúc mắc trên quan điểm của Trung Quốc.

Ở phần trọng tâm của nghiên cứu, các mặt liên quan tới nghiên cứu, liên quan tới kinh tế và mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh được trình bày, sau đó là về luật pháp chống bán phá giá và thực tiễn áp dụng của một vài quốc gia châu Mỹ La tinh được phân tích, đặc biệt là liên quan tới các vụ điều tra chống bán phá giá với Trung Quốc. Nội dung chính của chương này là các điều khoản đưa ra tiêu chuẩn cho việc hỗ trợ của nền kinh tế thị trường hay kích thích các điều kiện cho đối xử nền kinh tế thị trường (MET) của từng công ty trong điều tra chống bán phá giá. Xuyên suốt bản báo cáo, các biểu đồ số liệu, các trường hợp thực tế và bằng chứng chính xác từ nhiều nguồn hợp pháp sẽ được sử dụng để hỗ trợ và minh họa cho kết quả nghiên cứu.

Chương cuối cùng đưa ra một vài kết luận đáng chú ý rằng nhắc lại rằng đó là một chủ đề rất hấp dẫn của pháp luật thương mại quốc tế trong khi các cam kết chính trị được xem xét theo chiều hướng không cân đối.

Kết quả nghiên cứu của bài viết này dựa trên nghiên cứu của nhóm dự án IBA, trên các nguồn tài liệu như văn bản pháp luật của WTO, luật pháp chống bán phá giá quốc gia, các điều khoản và các án lệ, cơ sở dữ liệu chính xác của từng quốc gia và WTO, và các thông cáo khoa học quan trọng trong lĩnh vực này. Tất cả được chứng minh và hỗ trợ bởi kết quả của một bản điều tra và phỏng vấn qua điện thoại với các chuyên gia pháp luật và các cơ quan chức trách về chống bán phá giá từ 11 quốc gia châu Mỹ La tinh: Achentina. Bra xin, Chi lê, Colombia, Costa Rica, El Salvador, Mexico, Nicaragua, Paraguay, Peru và Uruaguay.

Quảng cáo sản phẩm