Điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ

26/01/2007 12:00 - 2126 lượt xem

1. Giới thiệu chung về pháp luật và thực tiễn điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ
a. Cơ sở pháp lý
Việc khởi xướng, tiến hành điều tra cũng nhưáp dụng các biện pháp chống bán phá giá ở Ấn Độ được thực hiện theo cácquy định tại các văn bản sau đây:
- Quy chế Thuế quan (Xácđịnh hàng hoá, Định giá và Thu thuế hoặc Thuế bổ sung đối với các sảnphẩm bán phá giá và Xác định thiệt hại) 1985;
- Luật Thuế quan 1975 (các Điều 9, 9A, 9AA, 9B và 9C) sửa đổi tháng 7/1995;
- Quy chế Thuế quan (Xácđịnh hàng hoá, Định giá và Thu thuế hoặc Thuế bổ sung đối với các sảnphẩm bán phá giá và Xác định thiệt hại) 1995 sửa đổi năm 1999, 2001,2002 và 2003;
- Quy chế Thuế quan (Xácđịnh hàng hoá, Định giá và Thu thuế hoặc Thuế đối kháng đối với các sảnphẩm được trợ cấp và Xác định thiệt hại) 1995.
b. Cơ quan có thẩm quyền
Các vụ việc chống bán phá giá ở Ấn Độ được thựchiện với sự tham gia của các cơ quan khác nhau với các chức năng đượcxác định khá rõ ràng:
- Bộ Thương mại Ấn Độ(Ban về Chống bán phá giá và các Biện pháp tương tự - DGAD; một cán bộcó thẩm quyền sẽ được chỉ định phụ trách độc lập một vụ việc –Designated Authority): tiến hành điều tra, ra các kết luận sơ bộ vàcuối cùng, đưa Khuyến nghị về mức thuế chống bán phá giá
- Bộ Tài chính Ấn Độ (Cục Hải quan): Ra Thông cáo về mức thuế và trực tiếp thực hiện việc thu thuế;
- Toà Kháng án về Hảiquan và các vấn đề Thuế (CESTAT): Xét xử các khiếu kiện của các bênliên quan đối với các quyết định điều tra và điều tra lại
- Các Toà Phúc thẩm: xét xử các vụ việc trong phạm vi thẩm quyền
- Toà Tối cao: Xét xử chung thẩm các kháng nghị liên quan;
c. Thực trạng điều tra chống bán phá giá ở Ấn Độ
Ấn Độ là nước tiến hành nhiều vụ điều trachống bán phá giá nhất thế giới. Sau đây là số liệu về tình trạng cácvụ điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ tại thời điểm ngày 31/3/2004(Theo Báo cáo thường niên 2003-2004 của DGAD):

 

Số vụ việc đã có kết luận cuối cùng
142
Số vụ việc đã có kết luận sơ bộ và quá trình điều tra đang được tiếp tục
06
Số vụ việc đang điều tra để ra kết luận sơ bộ/cuối cùng
10
Số vụ việc được khởi xướng nhưng đã được đình chỉ
09
Tổng cộng
167
Hàng hoá bị điều tra trong số 167 vụ điều tra chống bán phá giá nói tập trung vào các nhóm sản phẩm sau đây:

 

Nhóm hàng hoá
Số vụ
Sản phẩm hoá học và hóa dầu
78
Sản phẩm dược
30
Sản phẩm sợi, tơ
15
Thép và các kim loại khác
14
Hàng tiêu dùng
13
Các sản phẩm khác
17
Tổng cộng
167

 

Cũng theo Báo cáo này thì kể từ giai đoạn1992-1993, đã có tổng cộng 63 vụ việc về chống bán phá giá được các bênliên quan khác nhau khởi kiện ra trước CESTAT và Toà nàyđã ra được 46 phán quyết (trong đó 31 phán quyết giữ nguyên quyết địnhcủa cơ quan điều tra chống bán phá giá; 11 phán quyết sửa đổi lại cácquyết định và 4 phán quyết huỷ quyết định của cơ quan này). Cũng tronggiai đoạn này, 32 kháng nghị liên quan đã được các Toà Phúc thẩm trên khắp lãnh thổ Ấn Độ thụ lý trong đó Toà giữ nguyên quyết định củacơ quan có thẩm quyền trong 16 vụ, chuyển 2 vụ sang Toà Tối cao và đangtiếp tục giải quyết 14 vụ. Toà Tối cao thụ lý tổng cộng18 vụ việc từ năm 1992 trong đó Toà giữ nguyên quyết định của cơ quancó thẩm quyền trong 4 vụ, một vụ được gửi trả lại CESTAT, 13 vụ còn lạichưa có phán quyết cuối cùng.
2. Về quá trình khởi xướng và tiến hành một vụ điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ
Quá trình khởi xướng và tiến hành một vụđiều tra chống bán phá giá theo các quy định hiện hành của Ấn Độ về cơbản tuân thủ các quy định liên quan của WTO (Hiệp định về Chống bán phágiá – ADA). Tuy nhiên, trong quá trình này, pháp luật Ấn Độ đã chi tiếthoá một số điểm đáng chú ý.
a. Về quy trình tổng thể điều tra chống bán phá giá ở Ấn Độ
Việc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ở Ấn Độ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Giai đoạn tiền điều tra
- Việc xem xét bắt đầu được tiến hành khi cóđơn yêu cầu của ngành sản xuất nội địa Ấn Độ hoặc theo quyết định củacơ quan có thẩm quyền (suo moto initiation).
- Một nhóm (gồm 2 nhân viên) sẽ tiến hànhcác xem xét sơ bộ về các vấn đề: (i) xác định sản phẩm nội địa tươngtự; (ii) xác định và thu thập các thông số về ngành sản xuất nội địa;(iii) tính đại diện của các chủ thể nộp đơn; (iv) tính chính xác và đầyđủ của các chứng cứ về việc bán phá giá và thiệt hại cung cấp trong đơnkiện.
- Nếu kết quả xem xét sơ bộ cho thấy các chủthể khởi kiện không đủ tính đại diện cho ngành sản xuất trong nước hoặccác bằng chứng về bán phá giá/thiệt hại không đủ sức thuyết phục thìviệc điều tra sẽ không được bắt đầu. Trong trường hợp ngược lại thì Cơquan có thẩm quyền ra Thông báo bắt đầu điều tra và thực hiện tiếp tụcBước 2.
Bước 2: Bắt đầu điều tra
- Thông báo bắt đầu điều tra được đăng trên Công báo.
- Các bảng câu hỏi được gửi đến cho các nhàxuất khẩu, nhập khẩu, các ngành sản nội địa liên quan căn cứ vào tínhchất của hàng hoá bị khởi kiện.
- Thông báo về việc điều tra đến các bênliên quan (bao gồm các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, các nhà sản xuấttrong nước, các nhóm sử dụng hàng hoá bị kiện, Chính phủ các nước xuấtkhẩu bị kiện, các hiệp hội kinh doanh)
- Các bên có 40 ngày để trả lời các bảng câu hỏi. Thời hạn này có thể được kéo dài hơn nếu có yêu cầu.
- Phân tích và kiểm chứng các dữ liệu mà các bên cung cấp.
Bước 3: Điều tra sơ bộ
- Cơ quan có thẩm quyền thu thập và đối chiếu các dữ liệu.
- Tiến hành điều tra đối với ngành sản xuấtnội địa: (i) kiểm chứng các dữ liệu do ngành sản xuất nội địa cung cấp(ii) xác định giá thành sản xuất phù hợp nhất và giá bán hợp lý; (iii)kiểm chứng các thông tin về thiệt hại.
- Nếu DGAD ra kết luận sơ bộ không có bánphá giá hoặc không có thiệt hại thì vụ việc sẽ chấm dứt.Trường hợpngược lại, Thông báo kết luận sơ bộ sẽ được đăng trên Công báo.
- Thuế chống bán phá giá tạm thời được banhành thông thường sau 1 tháng kể từ ngày DGAD ra kết luận sơ bộ và cóhiệu lực tối đa trong vòng 6 tháng kể từ khi áp dụng.
- Nhà xuất khẩu có thể thỏa thuận cam kết vềgiá với DGAD. Nếu đạt được cam kết về giá, việc điều tra đối với nhàxuất khẩu liên quan sẽ chấm dứt.
Bước 4: Điều tra cuối cùng
- Các bên trình bình luận bằng văn bản về kết luận sơ bộ, nếu có.
- Phiên tham vấn được tiến hành theo yêu cầucủa một hoặc các bên (các bên phải trình lập luận trước bằng văn bản,tại phiên tham vấn mỗi bên được trình bày trực tiếp lập luận của mìnhvà phản biện các lập luận của bên kia).
- Trường hợp cần thiết, cơ quan điều tratiến hành kiểm chứng đối với các nhà xuất khẩu có thái độ hợp tác bằngcách điều tra thực địa tại nhà máy hoặc cơ sở sản xuất của nhà xuấtkhẩu nước ngoài đó.
- Công khai hóa các chứng cứ mà DGAD dự địnhsẽ sử dụng để đưa ra kết luận cuối cùng để các bên có cơ hội gửi bìnhluận bằng văn bản.
- DGAD ra kết luận cuối cùng về vụ việc chống bán phá giá; gửi Kiến nghị (Recommendation) sang Bộ Tài chính.
Bước 5: Quyết định áp đặt biện pháp chống bán phá giá
- Trên cơ sở Kiến nghị của DGAD, trong thờihạn 3 tháng kể từ ngày công bố kết luận cuối cùng, Bộ Tài chính (CụcHải quan) ra Thông báo về việc áp đặt thuế chống bán phá giá.
Bước 6: Xem xét lại (Review)
DGAD tự mình hoặc theo yêu cầu của bên liênquan tiến hành xem xét lại mức thuế chống bán phá giá (thường là 1 nămsau khi áp thuế).
Thuế chống bán phá giá áp dụng không quá 5năm kể từ ngày áp thuế hoặc kể từ ngày xem xét lại tổng thể trừ khi cơquan có thẩm quyền, sau khi rà soát lại theo yêu cầu của bên liên quanhoặc sáng kiến của mình, kết luận rằng việc chấm dứt áp thuế có thể tạora sự tiếp tục hoặc tái diễn thiệt hại và bán phá giá.
Bước 7: Kháng nghị (Appeal)
Thông báo áp thuế hoặc Kết quả quá trình xemxét lại có thể bị kháng nghị tại Tòa Phúc thẩm về Thuế và Hải quan(CESTAT) trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành. Các bên liên quancó thể kháng nghị bản án của CESTAT lên Tòa án Tối cao Ấn Độ.
Các Tòa Phúc thẩm Liên bang Ấn Độ cũng có thẩm quyền xét xử các kháng nghị của các bên trong lĩnh vực chống bán phá giá.
b. Về một số điểm đáng lưu ý trong nội dung và thủ tục điều tra chống bán phá giá ở Ấn Độ
Về cơ bản, các nội dung và thủ tục điều tra chốngbán phá giá của Ấn Độ tuân thủ các quy định liên quan trong Hiệp địnhvề chống bán phá giá của WTO. Tuy nhiên, có một số điểm chi tiết hóa vềcác vấn đề liên quan trong pháp luật Ấn Độ rất đáng lưu ý và có thể làbài học tốt cho Việt Nam khi xây dựng pháp luật cũng như trong thựctiễn điều tra chống bán phá giá:
- Về trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của các chứng cứ và thông tin khác:
Theo quy định tại Điều 8 Quy tắc Thuế quan1995: Trừ trường hợp các bên không hợp tác (từ chối cho tiếp cận hoặctừ chối cung cấp thông tin có ảnh hưởng quan trọng đến việc điều tra),cơ quan có thẩm quyền sẽ coi các thông tin do các bên liên quan cungcấp trong quá trình điều tra là xác thực và có thể đưa ra các kết luậndựa trên những chứng cứ đó.
Về mặt thực tiễn, quy định này cho phép cơquan điều tra tiết kiệm được một khối lượng thời gian và công sức lớntrong việc tìm kiếm cũng như kiểm chứng tính xác thực của các chứng cứ.Ngoài ra, đứng từ góc độ lý thuyết điều này cũng là hợp lý bởi kiệnchống bán phá giá thực chất là tranh chấp về lợi ích giữa các nhà xuấtkhẩu hàng hóa nước ngoài và ngành sản xuất trong nước, vì vậy việc họphải tự chủ động trong việc tìm kiếm chứng cứ xác thực và có sức thuyếtphục đối với cơ quan có thẩm quyền là phù hợp. Cơ quan có thẩm quyềnchỉ đóng vai trò như là một trọng tài đứng giữa để phân xử cho hai bên.
Cách thức xử lý vấn đề này của Ấn Độ có lẽlà phù hợp với Việt Nam trong điều kiện cơ quan có thẩm quyền điều trachống bán phá giá còn hạn hẹp về nhân lực và chưa có nhiều kinh nghiệmthực tiễn.
- Về biên độ thiệt hại
Theo quy định của WTO, mức thuế chống bánphá giá không được cao hơn biên độ phá giá. Vận dụng quy tắc này, nhiềunước đã có quy định cho phép tính mức thuế thấp hơn biên độ phá giá (vídụ Thái Lan, EU) để tính đến lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích người tiêu dùng.
Về vấn đề này, pháp luật Ấn Độ có sự vận dụng linhhoạt theo hướng quy định mức thuế chống bán phá giá không được cao hơnbiên độ phá giá hoặc biên độ thiệt hại tùy theo biên độ nào thấp hơn.Cách quy định này cho phép cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ có thể xácđịnh một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá không phải để bảo vệ ngườitiêu dùng hay cộng đồng (mục tiêu này không được nhắc đến trong phápluật Ấn Độ) mà là để đảm bảo tính chất của biện pháp chống bán phá giátheo pháp luật Ấn Độ là khắc phục những thiệt hại do việc hàng hóa nhậpkhẩu bán phá giá gây ra đối với ngành sản xuất trong nước và thông quađó đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành sản xuất trongnước.
Biên độ thiệt hại được tính bằng chênh lệch giữaGiá không bị thiệt hại (non-injury price – NIP) và Giá trị của hàng hóaliên quan tại thời điểm nhập khẩu (landed value). NIP là giá bán hợp lýcủa hàng hóa tương tự mà ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ có thể bánđược trong điều kiện thương mại công bằng (được tính bằng tổng số củaGiá sản xuất; Chi phí hành chính, bán hàng, chung; và Lợi nhuận hợplý). Landed value được xác định trên cơ sở giá CIF nhập khẩu của hànghóa bị điều tra (có thực hiện một số điều chỉnh liên quan đến các chiphí phải trả cho việc nhập khẩu và cộng thêm Thuế quan cơ sở đánh vàohàng hóa đó khi nhập khẩu).
Quy định này khiến cho cơ quan có thẩm quyền điều tra của Ấn Độ mất thêm công sức, thời gian và nhân lực để xác định thêm Biên độ thiệt hại bên cạnh Biên độ phá giá.Tuy nhiên, với cách tính toán này, việc xác định một mức thuế chống bánphá giá thấp hơn hay bằng biên độ phá giá không phụ thuộc vào quyếtđịnh chủ quan của cơ quan có thẩm quyền mà dựa trên cơ sở biên độ thiệthại được tính toán chi tiết và có căn cứ pháp lý cụ thể.
Phương pháp này cho phép xác định được một mứcthuế phù hợp đủ để khắc phục thiệt hại đối với ngành sản xuất trongnước mà vẫn đảm bảo có thể thấp hơn biên độ phá giá trong mọi trườnghợp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không tính đến cáclợi ích cộng đồng hay lợi ích của người tiêu dùng khi xác định mức thuếchống bán phá giá (trong khi yếu tố này lại rất được chú trọng trongpháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam).
- Về trường hợp nước xuất khẩu là nước có nền kinh tế phi thị trường:
WTO cho phép nước nhập khẩu được tùy ý lựachọn một phương thức tính Giá thông thường phù hợp trong trường hợpnước xuất khẩu liên quan được xác định là không có nền kinh tế thịtrường. Ấn Độ đã vận dụng quy định này theo cách mà nhiều nước cũngđang áp dụng.
Cụ thể, Ấn Độ quy định nước có nền kinh tếphi thị trường là nước mà cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ xác định làkhông hoạt động theo các nguyên tắc thị trường về giá hoặc cấu trúc giávà do đó giá bán của hàng hóa tại nước đó không phản ánh giá trị côngbằng của hàng hóa. Quy định này không mới so với WTO. Tuy nhiên, luậtẤn Độ còn có quy định thêm về các trường hợp được suy đoán là nền kinhtế phi thị trường, bao gồm các nước đã từng bị cơ quan có thẩm quyềncủa Ấn Độ về chống bán phá giá xác định là nước có nền kinh tế phi thịtrường hoặc bị cơ quan có thẩm quyền trong vụ việc chống bán phá giácủa bất kỳ nước thành viên nào của WTO xác định là có nền kinh tế phithị trường trong vòng 3 năm liền trước vụ điều tra liên quan. Tuynhiên, Ấn Độ cũng xem xét một số ngoại lệ nếu nước bị coi là có nềnkinh tế phi thị trường liên quan hoặc doanh nghiệp của nước đó chứngminh được rằng mình hoạt động theo các nguyên tắc thị trường.
Đối với các trường hợp bị xem là nước có nềnkinh tế phi thị trường, cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ sẽ xác định Giáthông thường của hàng hóa liên quan theo nguyên tắc: xác định theo Giátính toán (constructed value) của hàng hóa tại thị trường một nước thứba hoặc Giá của hàng hóa được xuất từ nước thứ ba đó sang một nướckhác. Cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ có trách nhiệm lựa chọn một nướcthứ ba có nền kinh tế thị trường có điều kiện phát triển kinh tế vàđiều kiện sản xuất tương tự nước xuất khẩu liên quan. Các bên liên quanđược dành thời gian và cơ hội để trình bày lập luận của mình về lựachọn này của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp không xác định được Giá thôngthường theo cách trên thì áp dụng một phương thức hợp lý bất kỳ (baogồm cả cách xác định theo giá bán thực tế hoặc giá bán có thể chấp nhậnđược trên lãnh thổ Ấn Độ của hàng hóa tương tự có điều chỉnh).
Trên đây là một số ghi nhận về nội dung và quytrình điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ qua cuộc khảo sát thực tếtại nước này. Về cơ bản, quy định và thực tiễn về chống bán phá giá củaẤn Độ tuân thủ các nguyên tắc chung của WTO. Tuy nhiên, quá trình cụthể hóa bằng pháp luật và thực thi trên thực tiễn của Ấn Độ về vấn đềnày có nhiều bài học hay mà Việt Nam có thể học tập nhằm hoàn thiệnpháp luật về chống bán phá giá ở nước ta cũng như tạo điều kiện thuậnlợi cho thực tiễn áp dụng./
Quảng cáo sản phẩm