Giải quyết tranh chấp số DS212

07/01/2015 12:00 - 3732 lượt xem

Mỹ – Các biện pháp đối kháng liên quan tới một số mặt hàng nhập khẩu từ EC

 

Tiêu đề:

Mỹ – Các biện pháp đối kháng liên quan tới  một số mặt hàng nhập khẩu từ EC

Nguyên đơn:

Cộng đồng Châu Âu (EC)

Bị đơn:

Mỹ

Bên thứ 3:

Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Mexico

Yêu cầu tham vấn ngày:

10 tháng 11 năm 2000

Báo cáo của Ban hội thẩm ban hành ngày:

31 tháng 07 năm 2002

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm ban hành ngày:

09 tháng 12 năm 2002

Báo cáo của Ban Hội thẩm về Điều khoản 21.5 ban hành ngày:

17 tháng 08 năm 2005

 Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện:

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 21 tháng 01 năm 2009:

Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban hội thẩm

Do EC khởi kiện.

Ngày 10 tháng 11 năm 2000, Cộng đồng Châu Âu (EC) yêu cầu tham vấn với Mỹ về việc nước này tiếp tục áp dụng thuế đối kháng đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ EC. Cụ thể, EC tuyên bố rằng Mỹ áp dụng phương pháp xác định “hàng hóa tương tự” và tiếp tục áp đặt thuế đối kháng trên cơ sở phương pháp này là vi phạm Điều khoản 10, 19 và 21 của Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM), bởi cuộc điều tra không xác định một cách xác đáng lợi ích đối với nhà sản xuất những hàng hóa này theo như qui định trong Điều khoản 1.1(b) của Hiệp định SCM. EC gửi kèm theo yêu cầu tham vấn 14 quyết định về thuế đối kháng của US trong đó có áp dụng phương pháp xác định “hàng hoá tương tự” này. Tất cả các vụ kiện liên quan tới trợ cấp không định kỳ này đều hướng tới các công ty chuẩn bị chuyển đổi sở hữu.

Ngày 01 tháng 02 năm 2001, EC yêu cầu tham vấn thêm với Mỹ. Tham vấn không có kết quả và theo yêu cầu của EC, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thành lập Ban Hội thẩm tại cuộc họp ngày 10 tháng 09 năm 2001. Braxin, Mexico và Ấn Độ giữ vai trò bên thứ ba. Ngày 25 tháng 10 năm 2001, EC yêu cầu Tổng giám đốc xác định cơ cấu Ban Hội thẩm. Ngày 05 tháng 11 năm 2001, xác định xong cơ cấu của Ban. Ngày 18 tháng 04 năm 2002, chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo tới DSB, Ban không thể hoàn tất công việc trong vòng 6 tháng như kế hoạch do tính phức tạp của vấn đề và dự kiến sẽ hoàn tất mọi việc vào giữa tháng 07 năm 2002.

Ngày 31 tháng 07 năm 2002, báo cáo của Ban Hội thẩm đã được ban hành tới các thành viên. Báo cáo kết luận rằng tư nhân hóa đã diễn ra từ lâu và xuất phát từ giá trị thị trường chính đáng, lợi ích từ đóng góp tài chính bất thường dành cho các công ty nhà nước trước đây đã không còn dành cho các công ty được tư nhân hóa. Bởi vậy, Ban Hội thẩm cho rằng cả 12 phán quyết thuế đối kháng và mục 1677(5)(F) không phù hợp với luật WTO.

Ngày 09 tháng 09 năm 2002, Mỹ thông báo quyết định  kháng lại các vấn đề luật pháp và  cách diễn giải một số vấn đề pháp lý nhất định đưa ra trong báo cáo của Ban hội thẩm. Mỹ yêu cầu Cơ quan Phúc thẩm rà soát kết luận nêu ở đoạn 8.1(a) - (d) và 8.2 trong báo cáo của Ban Hội thẩm.

Ngày 09 tháng 12 năm 2002, báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được ban hành tới các thành viên. Cơ quan Phúc thẩm đã chỉ ra:

•    Tán thành kết luận của Ban Hội thẩm trong đoạn 8.1 (a), (b) và (c) của báo cáo, rằng Mỹ đã vi phạm các điều khoản 10, 14, 19.1, 19.4, 21.1, 21.2 và 21.3 của Hiệp định SCM do áp đặt và duy trì thuế đối kháng mà không xác định liệu một “lợi ích” có tiếp tục tồn tại trong 12 phán quyết về thuế đối kháng.

•    Bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm trong đoạn 8.1(d), câu đầu tiên trong báo cáo của  Ban hội thẩm, rằng “một khi nước nhập khẩu xác định rằng tư nhân hóa đã diễn ra từ lâu và xuất phát từ giá trị thị trường chính đáng, phải đi đến kết luận là không “lợi ích” nào từ các khoản đóng góp tài chính trước đó (hay còn gọi là trợ cấp) tiếp tục được dành cho nhà sản xuất đã tư nhân hóa; và

•    Bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm trong đoạn 8.1(d), câu thứ 2, trong báo cáo của Ban Hội thẩm rằng mục 771(5)(F) của Bộ Luật Thuế Quan 1930, đã được sửa đổi, mục 1677(5)(F) của Luật liên bang Mỹ 19, không phù hợp với Hiệp định SCM.

•    Tán thành kết luận của Ban Hội thẩm trong đoạn 8.2 của báo cáo rằng trong bối cảnh Mỹ vi phạm các nghĩa vụ theo Hiệp định SCM như nêu ra trong đoạn 8.1(a), (b) và (c) của báo cáo của Ban Hội thẩm, những hành động này của Mỹ thoạt nhìn sẽ làm giảm hoặc tước bỏ hoàn toàn lợi ích dành cho EC theo Điều khoản 3.8 của Quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU) và do Mỹ đã không bác bỏ căn cứ này nên thực tế Mỹ đã làm giảm hoặc tước đi lợi ích của EC theo Hiệp định SCM.

Cơ quan Phúc thẩm khuyến nghị rằng DSB yêu cầu Mỹ đưa các phương pháp và thực tiễn hành chính (phương pháp tương tự) phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định này. Ngày 08 tháng 01 năm 2003, DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban Hội thẩm đã được Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi.

Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo chấp thuận của Ban Hội thẩm (Điều 21.5).

Ngày 17 tháng 03 năm 2004, EC chưa thấy thỏa mãn với các biện pháp của Mỹ thực hiện nhằm phù hợp với các nghĩa vụ theo WTO và  tiếp tục yêu cầu tham vấn Mỹ theo điều 4 và 21.5 của DSU và điều 30 của Hiệp định SCM. Ngày 16 tháng 09 năm 2004, theo điều khoản 6 và 21.5 của DSU, điều khoản 30 của Hiệp định SCM và điều khoản XXIII của GATT 1994, EC yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm với lý do từ những bất đồng với Mỹ về vấn đề tồn tại lợi ích hoặc sự tuân thủ các cam kết về những biện pháp thực hiện phù hợp với các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB.

Cụ thể, EC khiếu nại và yêu cầu Ban Hội thẩm xác minh những vần đề sau:

1.    Trong cuộc điều tra rà soát hoàng hôn thép tấm thành phẩm các bon chống ăn mòn nhập khẩu từ Pháp (C-427-810) (Vụ số 9), Mỹ đã không xác minh một cách xác đáng sự tồn tại, tiếp tục hoặc khả năng tái diễn trợ cấp. Cụ thể, liên quan tới tư nhân hóa, Mỹ đã phân tích không thỏa đáng liệu tiền lương cho nhân công và phụ cấp cho người về hưu có được coi là một khoản trợ cấp hoặc liệu rằng khoản trợ cấp này sẽ tái diễn. Điều này không phù hợp với các Điều khoản 10, 14, 19.4, 21.1và 21.3 của Hiệp định SCM và điều khoản VI: 3 của GATT 1994.

2.    Trong điều tra rà soát hoàng hôn:
•    Thép tấm các bon cắt đoạn xuất xứ từ Anh (C-412-815) (Vụ số 8);
•    Thép tấm các bon cắt đoạn xuất xứ từ  Tây Ban Nha (C-469-804) (Vụ số 11);
EC cho rằng Mỹ đã không xác định xác đáng liệu trong những trường hợp này có tiếp tục hoặc tái diễn trợ cấp và có thiệt hại đáng kể không, bởi Mỹ đã không xác minh rõ bản chất của tư nhân hóa và ảnh hưởng của tư nhân hóa tới việc tiếp diễn trợ cấp theo như lời cáo buộc. Điều này theo EC không phù hợp với các Điều khoản 10, 14, 19.4, 21.1, và 21.3 của Hiệp định SCM và Điều khoản VI:3 của GATT 1994.

Tại cuộc họp ngày 27 tháng 09 năm 2004, Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) thành lập Ban Hội thẩm. Braxin, Hàn Quốc và Trung Quốc tham dự với tư cách là bên thứ ba. Ngày 08 tháng 10 năm 2004 xác định cơ cấu Ban Hội thẩm.

Ngày 04 tháng 01 năm 2005, chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSB, ban dự kiến hoàn tất công việc vào tháng 05 năm 2005.

Ngày 17 tháng 08 năm 2005, Ban Hội thẩm công bố báo cáo tới các thành viên. Trong báo cáo của Ban Hội thẩm, EC thắng thế ở duy nhất một điểm đó là khiếu nại liên quan tới (i) Mỹ không xác minh được tư nhân hóa của công ty BS plc (Anh) và Aceralia (Tây Ban Nha); và (ii) tiến trình xử lý bằng chứng mới trong mục 129. Tất cả các khiếu nại khác của EC đều bị bác bỏ.

Ngày 27 tháng 09 năm 2005, DSB thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm.

Tình hình thực thi các báo cáo đã được thông qua

Tại cuộc họp ngày 27 tháng 01 năm 2003 của DSB, Mỹ chỉ ra rằng nước này dự kiến thực hiện tất các các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB theo cách phù hợp với các nghĩa vụ theo WTO và theo dự kiến này Mỹ cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện các khuyến nghị và nguyên tắc. EC thúc giục Mỹ nhanh chóng điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với các khuyến nghị và các nguyên tắc của DSB. EC chỉ ra rằng do nguyên tắc là cơ sở cho các kết luận trong vụ kiện này đã được Cơ quan Phúc thẩm thiết lập trong một vụ kiện trước đó (Mỹ - áp đặt thuế đối kháng lên mặt hàng thép các bon chì bitmut từ Anh) và do vì vậy giờ đây Mỹ nên biết rằng nước này cần phải điều chỉnh các biện pháp của mình phù hợp với các nguyên tắc của WTO và khoảng thời gian hợp lý để thực hiện việc này cần phải rút ngắn. Ngày 10 tháng 04 năm 2003, các bên thông báo với DSB rằng họ đã thống nhất được khoảng thời gian hợp lý để thực hiện là 10 tháng (từ 08 tháng 01 năm 2003 tới 08 tháng 11 năm 2003).

Tại cuộc họp DSB ngày 07 tháng 11 năm 2003, Mỹ trình bày báo cáo đầu tiên về việc thực thi các khuyến nghị và nguyên tắc cam kết thực hiện ngày 23 tháng 06 năm 2003, Bộ Thương Mại Hoa kỳ (DOC) đã công bố thông báo trong đó nêu rõ sửa đổi cách thức thực hiện theo đó DOC phân tích trường hợp liệu một công ty 100% vốn nhà nước có tiếp tục được nhà nước trợ cấp sau khi tư nhân hóa; DOC cũng ban hành phán quyết sửa đổi cuối cùng cho 12  phán quyết ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2003 và theo như kết quả của các biện pháp này, Mỹ cho rằng đã điều chỉnh các biện pháp phù hợp với các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB. EC cho rằng trong khi việc sửa đổi luật rất được hoan nghênh bởi vì nó thiết lập một giả định rằng một công ty sẽ không bị cho là được hưởng lợi từ trợ cấp trước đó, nếu công ty đó tư nhân hóa từ lâu, giao dịch giá trị thị trường công bằng, một số nhân tố pháp luật nhất định được quan tâm; DOC cần cân nhắc một vài nhân tố này trong phán quyết vượt trên cả “kinh tế công và các chính sách khác”.

EC tuyên bố thêm rằng mặc dù họ hài lòng với kết quả điều tra lại của DOC trong 8/12 vụ tư nhân hóa nhưng lấy làm tiếc về quyết định liên qua tới một phân tích về tư nhân hóa là không cần thiết  để thực hiện các nguyên tắc của DSB trong 4 vụ khác và rằng EC đang đánh giá các lý do về thiếu sót trong 4 vụ này cũng như hậu quả của  nó trong quá trình thực hiện. Mêhicô, với tư cách là bên thứ ba cho rằng quá trình phân tích liệu biện pháp mới của Mỹ liệu có hoàn toàn phù hợp với các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB.

Tại cuộc họp ngày 01 tháng 12 năm 2003 của DSB, EC nhắc lại mối quan tâm của họ liên quan tới một vài khía cạnh của việc Mỹ thực hiện các phán quyết của DSB. Cụ thể, EC đề cập tới việc xử lý 4 vụ kiện mà DOC từ chối xác minh bản chất của tư nhân hóa. Các cuộc thảo luận đang xoay quanh vấn đề này để tìm ra khả năng đưa ra một giải pháp các bên có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, EC giữ quyền khởi xướng tiến trình tuân thủ. Mỹ tuyên bố đã tuân thủ các khuyến nghị của DSB trong vụ kiện này. Mỹ cảm thấy thất vọng khi EC có một số phàn nàn liên quan tới một vài khía cạnh nhất định của phán quyết sửa đổi và sẵn sàng thảo luận với EC về các phương án xử lý các vấn đề này. Braxin cho rằng các công ty này đã phải chịu thiệt hại thương mại do việc Mỹ áp dụng phương pháp không phù hợp với WTO.

Ngày 17 tháng 03 năm 2004, EC cho rằng các biện pháp Mỹ sử dụng hiện chưa phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo WTO, EC yêu cầu Mỹ tham vấn theo Điều khoản 4 và 21.5 của DSU và Điều khoản 30 của Hiệp định SCM. Ngày 16 tháng 09 năm 2004, theo Điều khoản 6 và 21.5 của DSU và Điều khoản 30 của Hiệp định SCM và Điều khoản XXIII của GATT 1994, EC yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm bởi nước này không đồng tình với Mỹ về sự tồn tại và tuân thủ với các cam kết thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB. Tại cuộc họp ngày 27 tháng 09 năm 2004, DSB thành lập Ban Hội thẩm. Braxin, Hàn Quốc và Trung Quốc tham gia với tư cách các bên thứ 3. Ngày 08 tháng 10 năm 2004 xác định cơ cấu của Ban Hội thẩm.
Ngày 17 tháng 08 năm 2005, Báo cáo của Ban Hội thẩm được gửi tới các thành viên. Trong báo cáo của Ban Hội thẩm, EC thắng thế ở duy nhất một điểm đó là khiếu nại liên quan tới (i) Mỹ không xác minh tư nhân hóa của Công ty TNHH BS (Anh) và Aceralia (Tây Ban Nha) và (ii) việc xử lý các bằng chứng mới trong mục 129 của luật Anh. Tất cả các khiếu nại khác của EC đều bị bác bỏ.
Ngày 27 tháng 09 năm 2005, DSB thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm. Ngày 17 tháng 11 năm 2005, Mỹ đệ trình báo cáo đầu tiên về tình hình thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB.

Áp đặt ban đầu thuế đối kháng (các biện pháp hậu WTO): Thép miếng và cuộn không gỉ từ Pháp (C-427-815); Thép các bon cắt từng đoạn chất lượng cao từ Pháp (C-427-817);  Mỳ Italy (C-475-819); Thép miếng và cuộn không gỉ từ Italy (C-475-821); Thép dây không gỉ từ Italy (C-475-823); Thép tấm không gỉ cuộn từ Italy (C-475-825); Thép tấm các bon cắt đoạn từ Ý (C-475-827).

Các cuộc rà soát hành chính: Thép thành phẩm các bon cuộn lạnh dạng tấm từ Thụy Điển (C-401-401); Thép tấm các bon cắt đoạn từ Thụy Điển (C-401-804); Thép từ xuất xứ Italy (C-475-812). Các cuộc rà soát hoàng hôn: Thép tấm các bon cắt đoạn xuất xứ từ Anh (C-412-815); Thép cán chống mòn của Pháp (C-427-810); Thép tấm các bon căt đoạn của Đức (C-428-817); Thép tấm các bon căt đoạn của Tây Ban Nha (C-469-804).
 
Quảng cáo sản phẩm