Giải quyết tranh chấp số DS236

07/01/2015 12:00 - 3517 lượt xem

Mỹ – Phán quyết sơ bộ liên quan tới gỗ xẻ mềm từ Canada.

 

Tiêu đề:

Mỹ - Gỗ xẻ mềm III

Nguyên đơn:

Canada

Bị đơn:

Mỹ

Bên thứ 3

EC, Ấn Độ, Nhật

Yêu cầu tham vấn ngày:

21 tháng 08 năm 2001

Báo cáo Ban Hội thẩm ban hành ngày

27 tháng 09 năm 2002

Các bên thống nhất giải pháp ngày:

12 tháng 10 năm 2006


Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện:

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 21 tháng 01 năm 2009:

Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm.

Do Canada khởi kiện

Ngày 21 tháng 08 năm 2001, Canada yêu cầu tham vấn với Mỹ về phán quyết sơ bộ liên quan tới thuế đối kháng và vụ kiện do Bộ thương mại Hoa Kỳ đưa ra ngày 09 tháng 08 năm 2001 liên quan tới gỗ xẻ mềm có xuất xứ từ Canada. Canada cũng yêu cầu tham vấn về các biện pháp của Mỹ trong việc rà soát các công ty cụ thể và rà soát hành chính. Cụ thể:

•    Trong phạm vi phán quyết sơ bộ về thuế đối kháng, Canada cho rằng phán quyết này không phù hợp với nghĩa vụ của Mỹ theo Điều khoản 1, 2, 10, 14, 17.1, 17.5, 19.4 và 32.1 của Hiệp định về Các biện pháp Trợ cấp và Đối kháng (SCM) và điều khoản VI(3) của GATT 1994
•    Liên quan tới phán quyết sơ bộ về vụ kiện, Canada cho rằng phán quyết này không phù hợp với điều khoản 17.1, 17.3, 17.4, 19.4 và 20.6 của Hiệp định SCM
•    Liên quan tới các biện pháp của Hoa Kỳ trong rà soát từng doanh nghiệp cụ thể và rà soát hành chính, Canada cho rằng các biện pháp này vi phạm nghĩa vụ của Mỹ theo điều VI:3 của  GATT 1994 và điều khỏan 10, 19.3, 19.4, 21.1, 21.2 và 32.1 của Hiệp định SCM.
•    Canada cũng cho rằng Mỹ không chứng minh được luật và quy định của nước này phù hợp với các nghĩa vụ của Mỹ tại WTO như qui định trong điều 32.5 của Hiệp định SCM và điều khoản XVI:4 của Hiệp định WTO

Trên cơ sở phán quyết sơ bộ về thuế đối kháng và vụ kiện gây ảnh hưởng gián tiếp đáng kể đối với thương mại, Canada yêu cầu tham vấn khẩn cấp theo điều 4.8 của Thỏa thuận về  Quy tắc và Thủ tục  Giải quyết  Tranh chấp (DSU). Mặc dù chấp nhận yêu cầu tham vấn của Canada , Mỹ không cho rằng đây là trường hợp khẩn cấp theo điều 4.8 của DSU bởi vấn đề được đề cập là phần dôi ra từ thuế suất sơ bộ sẽ được hoàn trả toàn bộ hay một phần.


Ngày 25 tháng 10 năm 2001, Canada yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 05 tháng 11 năm 2001, Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Ngày 05 tháng 12 năm 2001, DSB quyết định thành lập Ban. Các bên thứ ba bao gồm EC và Ấn Độ. Ngày 17 tháng 12 năm 2001, Nhật yêu cầu được tham gia vào vụ kiện với tư cách là bên thứ  ba.

Ngày 22 tháng 01 năm 2002, Canada yêu cầu Tổng giám đốc WTO quyết định thành viên của Ban Hội thẩm. Ngày 01 tháng 02 năm 2002 cơ cấu Ban Hội thẩm được xác định.

Ngày 27 tháng 12 năm 2002, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo. Báo cáo kết luận, phán quyết sơ bộ của Bộ thương mại Mỹ (DOC) về thuế đối kháng:

o    Không vi phạm điều 1.1 (a) của Hiệp định SCM do DOC nêu ra được điều khoản về điều kiện cấu thành nên đóng góp tài chính dưới hình thức hàng hóa hay dịch vụ.
o    Không xác định được sự tồn tại và định lượng được lợi ích đối với nhà sản xuất hàng hóa trên cơ sở điều kiện thị trường thuận lợi ở Canada theo qui định trong điều 1.1 (b) và 14; 14 (d) của Hiệp định SCM; và
o    Không xác định được lợi ích đối với từng nhà sản xuất cụ thể do DOC không chứng minh được liệu có lợi ích nào bị nhà sản xuất lớn không liên quan bỏ qua và các nhà sản xuất nhỏ hơn được hưởng lợi.

Bởi vậy, Ban Hội thẩm kết luận rằng DOC áp đặt các biện pháp tạm thời dựa trên pháp quyết sơ bộ thuế đối kháng là không phù hợp với nghĩa vụ của nước này theo điều 1.1 (b), 10, 14, 14 (d), và  17.1(b) của Hiệp định SCM.
Ban Hội thẩm thực thi kinh tế pháp luật đối với khiếu kiện của Canada rằng chỉ đạo của DOC chuyển giao cho dịch vụ hải quan Mỹ ngày 04/09/2001, áp đặt các biện pháp tạm thời vượt quá mức trợ cấp theo phán quyết sơ bộ để tồn tại theo cách không phù hợp với điều khoản 10, 17.2, 17.5, 19.4 và 32.1 của Hiệp định SCM và điều VI:3 của GATT 1994.

Ban Hội thẩm kết luận thêm rằng việc áp đặt các biện pháp tạm thời có hiệu lực trở về trước trên cơ sở phán quyết sơ bộ của DOC về vụ kiện không phù hợp với điều khoản 20.6, 17.3, và 17.4 của Hiệp định SCM và thực thi phán quyết liên quan tới khiếu nại của Canada rằng DOC không thực hiện sự tồn tại của vụ kiện theo điều 20.6 Hiệp định SCM trong phán quyết sơ bộ về vụ kiện.

Cuối cùng, Ban kết luận rằng luật và các quy định của Mỹ mà Canada yêu cầu tham vấn, rà soát hành chính không phù hợp với Hiệp định SCM bởi vì chúng không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hành động theo cách phù hợp với nghĩa vụ của Mỹ theo điều khoản 19 và 21 Hiệp định SCM liên quan tới rà soát hành chính. Ban Hội thẩm bác bỏ những khiếu nại của Canada rằng Mỹ không chứng minh được luật và quy định của nước này không phù hợp với các nghĩa vụ WTO theo điều khoản 32.5 của Hiệp định SCM qui định và điều khoản XVI:4 của WTO.

Ban Hội thẩm khuyến nghị DSB yêu cầu Mỹ sửa đổi các biện pháp cho phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định SCM.

Tại cuộc họp ngày 01 tháng 11 năm 2002, DSB thông qua báo cáo Ban Hội thẩm.

Tình hình thực thi các báo cáo được thông qua

Tại cuộc họp DSBngày 28/11/2002, Mỹ tuyên bố các biện pháp nêu trong vụ kiện đã không còn hiệu lực và khoản tiền dôi ra đã được trả lại trước khi báo cáo Ban Hội thẩm được ban hành. Bởi vậy, Mỹ không cần thiết thực hiện gì thêm để thực thi khuyến nghị và nguyên tắc của DSB. Canada bác bỏ quan điểm của Mỹ rằng không cần phải thực hiện bất kỳ hành động nào để thực hiện các khuyến nghị và nguyên tắc của DSB.

Canada tuyên bố rằng, các phương pháp luận pháp lý mà Ban Hội thẩm khẳng định trái với pháp luật trong phán quyết sơ bộ về thuế đối kháng không thay đổi trong phán quyết cuối cùng.

Ngày 12/10/2006, Mỹ và Canada thông báo với DSB rằng họ đã thống nhất được giải pháp theo điều khoản 3.6 của DSU trong vụ kiện WT/DS236, WT/DS247, WT/DS257, WT/DS264, WT/DS277 và WT/DS311.

Thống nhất giải pháp theo điểu 3.6 của DSU

Giải pháp này được thống nhất thành hiệp định tổng quát (Hiệp định gỗ xẻ mềm) giữa Mỹ và Canada ký ngày 12/09/2006. Ngày 23/02/2007, Mỹ và Canada thông báo với DSB rằng ngày 12/10/2006 hai nước đã thống nhất thêm một Hiệp định nữa, sửa đổi Hiệp định trước để có hiệu lực.
 
Quảng cáo sản phẩm