Hệ thống pháp luật EU về các biện pháp phòng vệ thương mại

07/12/2022 05:11 - 450 lượt xem

Là một trong những thành viên sáng lập của WTO, Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia một cách tích cực vào quá trình đàm phán các Hiệp định WTO liên quan đến phòng vệ thương mại. Do vậy, về cơ bản các quy tắc của WTO được phản ánh đầy đủ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của EU về các nội dung trên. Luật Chống bán phá giá và Chống trợ cấp của EU được ban hành lần đầu tiên vào năm 1968, đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi.

 

EU sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại dựa trên các quy tắc của WTO và có thể áp dụng thêm một số điều kiện bổ sung cho các quy tắc này để tái thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành công nghiệp EU khi bị tổn hại từ hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc trợ cấp. Uỷ ban châu Âu chịu trách nhiệm điều tra các cáo buộc bán phá giá đối với các nhà sản xuất hàng xuất khẩu tại các nước ngoài EU. Cơ quan này thường mở một cuộc điều tra sau khi nhận được đơn khiếu nại từ các nhà sản xuất EU có liên quan, hoặc cũng có thẩm quyền tự khởi động các cuộc điều tra.

 

Bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân, hoặc bất kỳ hiệp hội nào không có tư cách pháp nhân, đại diện cho ngành công nghiệp Liên minh đều có thể yêu cầu Ủy ban châu Âu hoặc Tổng cục Thương mại bắt đầu một cuộc điều tra về phòng vệ thương mại (Quy định (EU) 2015/478). Một cuộc điều tra thường phải được hoàn thành trong 9 tháng, nhưng trong một số trường hợp nhất định, có thể được kéo dài đến 11 tháng. Quyết định về các biện pháp tạm thời được Ủy ban đưa ra sau khi tham khảo ý kiến với các quốc gia thành viên EU.

 

Các quy định của EU về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (cách gọi chung của các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) được nêu trong khá nhiều văn bản, tập hợp lại thành hệ thống pháp luật EU về các biện pháp phòng vệ thương mại (Xem Bảng kèm theo).

 

Bảng. Hệ thống các văn bản pháp luật về phòng vệ thương mại của EU

 

Biện pháp phòng vệ thương mại

Văn bản chính Văn bản sửa đổi, bổ sung
Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh

Chống bán phá giá

Quy định (EU) số 2016/1036 của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu về phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá từ các quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu

Regulation (EU) 2016/1036 on protection against dumped imports from non-EU countries

 

- Quy định (EU) số 2017/2321 ngày 12/12/2017;

- Quy định (EU) số 2018/825 ngày 30/5/2018;

- Quy định (EU) số 2020/1173 ngày 4/6/2020

- Regulation (EU) 2017/2321;

 

- Regulation (EU) 2018/825

 

- Delegated Regulation (EU) 2020/1173

Chống trợ cấp

Quy định (EU) số 2016/1037 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng châu Âu về phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp từ các nước không phải là thành viên của Liên minh châu Âu

Regulation (EU) 2016/1037 of the European Parliament and of the Council on protection against subsidised imports from countries not members of the European Union

- Quy định (EU) số 2017/2321 ngày 12/12/2017

- Regulation (EU) 2017/2321

Biện pháp tự vệ

- Quy định (EU) 2015/478 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 11/3/2015 về các quy tắc chung đối với hàng nhập khẩu;
- Quy định (EU) 2015/755 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 29/4/2015 về các quy tắc chung đối với hàng nhập khẩu từ một số nước thứ ba
- Quy định 2019/287 của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 13/2/2019 về thực thi điều khoản tự vệ song phương và các cơ chế khác cho phép rút lại tạm thời các ưu đãi trong các hiệp định thương mại được ký kết giữa EU và các nước thứ ba

 

 

 

Hai quy định đầu tiên được xem như Quy định cơ sở về tự vệ toàn cầu trong khi quy định thứ ba là cơ sở để EU thực thi các biện pháp tự vệ song phương.

- Regulation (EU) 2015/478 of the European Parliament and of the Council on common rules for imports;

 

- Regulation (EU) 2015/755 of the European Parliament and of the Council on common rules for imports from certain third countries

 

- Regulation (EU) 2019/287 of the European Parliament and of the Council implementing bilateral safeguard clauses and other mechanisms allowing for the temporary withdrawal of preferences in certain trade agreements concluded between the European Union and third countries

 

 

 

Hệ thống pháp luật này bao gồm các quy định chi tiết về các điều kiện để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở EU (gọi là điều kiện về nội dung) và trình tự, thủ tục điều tra chi tiết chứng minh sự tồn tại của các điều kiện đó để có thể áp thuế (gọi là thủ tục điều tra). Tất cả các hoạt động này thường được gọi chung là vụ điều tra hoặc vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ.

 

Lưu ý với doanh nghiệp

 

Văn bản pháp luật của EU về chống bán phá giá tương đối đơn giản (so với pháp luật của Hoa Kỳ về vấn đề này). Một mặt, điều này khiến cho việc tuân thủ không dễ dàng do có nhiều điểm còn chưa được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ. Mặt khác, quy định như vậy tạo nhiều khoảng linh hoạt hơn cho các cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề này mà doanh nghiệp có thể tận dụng, yêu cầu. Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này để có cách ứng phó thích hợp, đặc biệt trong quá trình kháng kiện tại EU.

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Quảng cáo sản phẩm