Khắc phục các biện pháp khắc phục thương mại

06/08/2008 12:00 - 1817 lượt xem

Tác giả: Sungjoon Cho, trợ lý giáo sư luật, trường luật Chicago-Kent, học viện công nghệ IllinoisTóm tắtKể từ khi Công đoàn ra đời, cạnh tranh đã là một vấn đề hệ tư tưởng trong quản lý kinh tế. Cả người dân và chính phủ Mỹ đều tin rằng “sự tác động không giới hạn của cạnh tranh” sẽ mang lại cho họ sự thịnh vượng và phát triển. Với niềm tin này, Mỹ đã thực thi Đạo luật Sherman, thành lập Ủy ban Thương mại Liên bang, tách Standard Oil và AT&T và gần đây là phản đối việc lạm dụng độc quyền của Microsoft trong thị trường hệ điều hành máy tính cá nhân.Tuy nhiên, cạnh tranh gần như là vấn đề nội bộ liên quan đến các người chơi trên thị trường nội địa. Trong khi cạnh tranh nội bộ được bảo vệ cao tại thị trường trong nước thì cạnh tranh bên ngoài từ các nhà sản xuất nước ngoài lại không được chú ý và vì vậy không chống được tình trạng độc quyền. Ngược lại, Chính phủ thông qua các chính sách thương mại của mình, thường gây cản trở cạnh tranh từ nước ngoài nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và họ phải trả giá bằng cách hi sinh những lợi ích mà cạnh tranh từ bên ngoài có thể mang lại cho nền kinh tế . Đặc biệt, luật chống bán phá giá cho phép chính phủ áp thuế bổ sung lên hàng nhập khẩu từ nước ngoài để làm giảm cạnh tranh về giá do thương mại không công bằng. Ngoài khả năng cố định giá, cơ chế chống bán phá giá còn hạn chế thương mại hơn nữa khi cơ chế này được sử dụng để tấn công các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thông qua một chiến lược mang tên “cạnh tranh phi giá”. Cạnh tranh phi giá liên quan đến việc làm đơn kiện giả mạo với mục đích chính là khủng bố đối thủ cạnh tranh bất chấp việc có đủ điều kiện khởi kiện hay không. Thực ra, gần một nửa các đơn kiện chống bán phá giá không đủ tiêu chuẩn kiện. Khi phải đối mặt với những ảnh hưởng từ việc chống lại cạnh tranh mà các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng này có thể gây ra, một người có thể lập luận rằng các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực chống độc quyền, đặc biệt là Ủy ban Thương mại Liên bang nên mở rộng thẩm quyền giải quyết lên cả thương mại quốc tế, vì vậy đưa các biện pháp đảm bảo thương mại vào các cuộc kiểm tra chống độc quyền. Làm như vậy, Ủy ban Thương mại Liên bang có thể tự bảo vệ được sự cạnh tranh chứ không phải bảo vệ những người cạnh tranh. Tuy nhiên, công việc chống độc quyền tiềm năng của Ủy ban Thương mại Liên bang lại bị cản trở rất nhiều bởi “sự miễn dịch” đối với luật chống độc quyền mang tên “ Học thuyết Noerr-Pennington”. Như một sự tái sinh về mặt pháp lý của chủ nghĩa đa nguyên chính trị theo tòa án Warren, học thuyết này ngăn chặn những người đi kiện chống bán phá giá trong bất kỳ vụ điều tra chống độc quyền nào. Mặc dù học thuyết này có những hạn chế riêng, “ một ngoại lệ không thực tế” - các tòa án đã giải thích ngoại lệ này trong một nghĩa rất hẹp rằng ngoại lệ này đã hạn chế tính mục đich trong bối cảnh chống bán phá giá. Sự khác biệt trong việc thi hành những hình phạt chống độc quyền có liên quan đến các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng gây khá nhiều vấn đề. Quan ngại lớn nhất trong số các vấn đề đó là các tiêu chuẩn vốn được cho là rất lỏng lẻo trong việc xác định hành vi bán phá giá và thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra, giới hạn chính của các biện pháp chống bán phá giá. Thủ tục tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá hiện nay dễ bị những nguyên đơn làm sai lệch – họ thường thổi phồng, phóng đại thậm chí nói sai những sự thật và số liệu để chiến thắng trong quá trình xác định hành vi bán phá giá và thiệt hại do hành vi này gây ra. Hạn chế trong việc thực thi các biện pháp chống độc quyền chính là cản trở cho việc thực hiện các biện pháp bảo đảm cạnh tranh thương mại bình đẳng. Hơn nữa, trong khi nhu cầu bảo hộ trong nước tăng cao, quá trình toàn cầu hóa lại đang ngày càng mở rộng khả năng tiếp cận của nền kinh tế trong nước với sự xâm nhập của hàng nhập khẩu. Hàng loạt các cuộc đối thoại thương mại toàn cầu đã dẫn đến sự thay thế của các hàng rào tập quán thông thường như thuế quan bởi các hàng rào mang tính hành chính hơn như các biện pháp chống bán phá giá. Kết quả là nếu không kiểm tra, việc lạm dụng thường xuyên các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng có thể làm tăng nhiều lần những thiệt hại đối với nền kinh tế do sự cạnh tranh căng thẳng trên thị trường. Tuy nhiên, trong bài báo này tôi cho rằng việc không cho phép giám sát chống độc quyền khi thi hành các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng nên được sửa đổi bởi các phương tiện can thiệp hành chính và pháp lý. Ở đây, tôi không đề xuất hủy bỏ đạo luật chống bán phá giá hiện tại: một biện pháp quyết liệt như vậy có thể không khả thi về mặt chính trị trong bối cảnh của chủ nghĩa bảo hộ hiện nay tại Quốc hôi. Thay vào đó, tôi có một quan điêm khiêm tốn hơn nhưng thực tế hơn: đơn giản hóa các biện pháp chống bán phá giá bằng cách đưa một số hành vi lạm dụng nhất đinh vào trong quá trình xét xử các vụ kiện chống bán phá giá như sự xuyên tạc những thông tin và số liệu theo các nguyên tắc chống độc quyền. Để ngăn chặn những hành vi lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá, các tòa án nên giải thích định nghĩa khá hẹp hiện nay về ngoại lệ bằng một nghĩa đủ rộng để hạn chế một cách hiệu quả các hành vi cạnh tranh phi giá không lành mạnh. Cũng tại thời điểm đó, Ủy ban Thương mại Liên bang với thẩm quyền bất di bất dịch của mình về vấn đề chống độc quyền nên cải thiện các hoạt động giám sát và thi hành của mình để bảo vệ chống lại hành vi lạm dụng các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của các nhà sản xuất trong nước. Trong dài hạn, sự can thiệp hành chính và pháp lý này sẽ dần dần làm cho công chúng cũng như những nhà lập pháp phải suy nghĩ lại về đạo luật chống bán phá giá. Bài viết của tôi về giải pháp cho vấn đề lạm dụng các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng thông qua các nguyên tắc tiến bộ về chống độc quyền phát triển theo một chuỗi như sau. Phần I nói về những sự thật của thương mại bình đẳng đằng sau cơ chế chống bán phá giá. Bài viết nghiên cứu về con đường lịch sử của pháp luật về chống bán phá giá để làm nổi bật sự chuyển đổi cơ học từ đạo luật chống độc quyền sang một đạo luật mới có tính thương mại hơn. Khi đó việc pháp luật hóa bên ngoài các biện pháp chống độc quyền theo thuyết thương mại công bằng cũng được phơi bày từ cả khía cạnh kinh tế và pháp luật. Bài viết cũng giải thích các biện pháp chống bán phá giá thiếu ý nghĩa kinh tế như thế nào vì các biện pháp này bỏ qua hoặc giải thích sai về cơ cấu chi phí của các công ty.Phần I kết thúc với một phân tích về phương thức bảo hộ của các biện pháp chống bán phá giá được minh chứng bằng một khái niệm rất khó hiểu về giá và thiệt hại cũng như sự bất công mang tính thủ tục. Nếu không có một biện minh hợp lý về thương mại công bằng, các biện pháp chống bán phá giá sẽ không hiệu quả mà còn có thể gây bóp méo thương mại trong các nền kinh tế thị trường. Phần II trước hết đưa ra khái niệm về các biện pháp chống bán phá giá như một sự thất bại theo cách mà các biện pháp này đáp ứng những lợi ích đặc biệt của một số nhà sản xuất trong nước ví dụ các bè phái về kinh tế và cái giá phải trả là cả nền kinh tế. Phần II cũng giải thích một thất bại nghiêm trọng hơn trong việc chống độc quyền, trong đó các biện pháp chống bán phá giá có xu hướng cố định giá và hạn chế thương mại.Phần III cố gắng tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế của các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng bằng cách gợi ý phương pháp hành động. Các biện pháp cấp tiến như hủy bỏ đạo luật chống bán phá giá là không khả thi về mặt chính trị. Vì thế, phần này gợi ý Ủy ban Thương mại Liên bang nên mở rộng thẩm quyền sang cả lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy nhiên, phần này cũng chỉ ra những hạn chế tiềm năng trong quá trình giám sát của Ủy ban Thương mại Liên bang về các biện pháp chống bán phá giá theo học thuyết Noerr-Pennington. Về các cản trở tiềm năng đối với việc giám sát các biện pháp chống bán phá giá của Ủy ban Thương mại Liên bang.Phần IV cho rằng các tòa án nên áp dụng cách giải thích với nghĩa rộng hơn về các ngoại lệ đối với lý thuyết Noerr – Pennington để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc chống độc quyền trong các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng. Phần này cũng lập luận rằng Ủy ban Thương mại Liên bang nên xem xét các hành vi lạm dụng nhất định của các nguyên đơn trong các vụ kiện chống bán phá giá như sự xuyên tạc bóp méo sự thật và việc kiện lại nhiều lần vì học thuyết Noerr-Pennington hiện nay chắc chắn vẫn còn chỗ cho các hành vi phi đạo đức này. Ủy ban Thương mại Liên bang cũng có thể giám sát các hành vi của những nguyên đơn bằng cách yêu cầu họ phải đăng ký trước khi chuẩn bị những lý lẽ về chống bán phá giá cho phù hợp với một yêu cầu tương tự theo Luật Webb-Pomerene. Phần IV kết thúc bằng việc đưa ra khả năng không áp dụng học thuyết Noerr – Pennington vào các quyền hành động cá nhân dựa trên các hành vi lạm dụng mà có thể gây hại tới kinh doanh. Bài viết cũng kết luận rằng một thương trường chính trị lý tưởng theo Luật sửa đồi lần thứ nhất không nên tha thứ hoàn toàn cho những vi phạm luật chống độc quyền trong các lĩnh vực phi chính trị như các vụ kiện chống bán phá giá.
Quảng cáo sản phẩm