“Khuyến khích đầu tư và Vấn đề tranh chấp trợ cấp trong WTO: Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hoa Kỳ”

17/05/2010 12:00 - 1857 lượt xem

Ken Matsumoto

Chủ tịch Tập đoàn Hợp tác Quốc tế KM

Nguyên Giám đốc Trung tâm Thương mại Bình đẳng Nhật Bản

Phần III

Kinh nghiệm của Nhật Bản trong các tranh chấp liên quan tới thuế đối kháng

Tôi rất vinh dự và vui mừng được phát biểu ý kiến trong Hội nghị ngày hôm nay. Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong Ban Tổ chức Hội nghị của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Luật Đại học Nagoya đã mời tôi tham gia Hội nghị này.

Tôi đánh giá cao sự quan tâm của Việt Nam về thuế Chống trợ cấp trong mối quan hệ với các ưu đãi đầu tư. Tôi sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi mà ban tổ chức đã gửi đến cho tôi.

I. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong các tranh chấp về thuế Chống trợ cấp

(1) Nhật Bản với vị trí nguyên đơn trong các vụ kiện giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp của các quốc gia khác.

Trước đây, Nhật Bản ít khi sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong hạn chế hàng nhập khẩu. Chỉ có một vài cuộc điều tra về thuế Chống bán phá giá (dưới đây gọi là AD) và một vụ kiện về thuế Chống trợ cấp (dưới đây gọi là CVD) đối với sản phẩm bộ nhớ tiếp cận ngẫu nhiên năng động (DRAM) của Hàn Quốc được sản xuất và xuất khẩu bởi Công ty Hinix Semiconductor (dưới đây gọi là Hinix). Cuộc điều tra CVD được khởi xướng vào tháng 8 – 2004. Thời gian áp thuế từ tháng 1-2006 đến tháng 12-2010 với mức thuế là 27.2%. Nhóm điều tra của Chính phủ Nhật Bản gồm các quan chức đến từ Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI).

Liên quan tới vấn đề nền kinh tế phi thị trường, năm 1993, Nhật Bản đã công nhận Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị trường trong vụ kiện sản phẩm Hợp kim Mangan-Silicon, chất phụ gia trong sản xuất thép. Trong một vụ kiện AD khác về MnO2 điện phân (EMD), nguyên liệu để sản xuất pin, năm 2009, Chính phủ Nhật Bản cũng đã công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường.

(2) Nhật Bản trong vai trò là Bị đơn

(A) Bị áp thuế chống trợ cấp

Trong những năm 70, đã có 9 cuộc điều tra CVD đối với các sản phẩm của Nhật Bản do Hoa Kỳ tiến hành, trong đó có 3 trường hợp bị áp thuế chống trợ cấp. Chi tiết về các vụ kiện đã không được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, cho dù có báo cáo về các vụ kiện này thì cũng không có ý nghĩa tham khảo nào bởi các vụ kiện diễn tra trước khi Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng có hiệu lực theo khuôn khổ WTO năm 1995.

(B) Bị đơn trong các tranh chấp theo khuôn khổ WTO liên quan tới thuế chống trợ cấp do Nhật Bản áp dụng

Lệnh áp thuế CVD do Chính phủ Nhật Bản áp đặt lên mặt hàng DRAM của Hàn Quốc tháng 1/2006 đã bị Chính phủ Hàn Quốc kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (dưới đây gọi là DS) vào tháng 3/2006, chỉ 2 tháng sau khi Chính phủ Nhật Bản áp CVD. Nhật Bản đã phản đối phán quyết của Ban Hội thẩm và các thủ tục của Cơ quan Phúc thẩm, tuy nhiên lập luận của Hàn Quốc đã thuyết phục hầu hết các báo cáo và giảm được mức thuế từ 27.2% xuống còn 9.1%. Ngoài ra, tháng 4/2009, Chính phủ Nhật Bản đã thu hồi lệnh thuế CVD do Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu điều tra do thay đổi hoàn cảnh.

Đây là cuộc điều tra xác định liệu có tồn tại trợ cấp chính phủ khi các ngân hàng tư nhân Hàn Quốc buộc phải cấp các khoản viện trợ tài chính cho doanh nghiệp Hinix dưới sức ép từ Chính phủ nước này, trong khi các ngân hàng khác từ chối thực hiện do không chịu sức ép từ phía Chính phủ. Lưu ý rằng đây là vụ điều tra chống trợ cấp đâu tiên của Chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, vụ việc này đã phải trải qua các thủ tục giải quyết tranh chấp tại WTO và Nhật Bản đã bị thiệt hại rất lớn.

Có thể cho rằng Chính phủ Nhật Bản đã không khôn ngoan khi tham gia vào một vụ tranh chấp yếu thế như vậy. Nhưng tôi đánh giá cao tinh thần của các quan chức Nhật Bản về quyết định này, vì hầu hết các quan chức Chính phủ Nhật Bản có xu hướng bảo thủ và không muốn vượt ra khỏi chính sách truyền thống.

(thông tin đầy đủ bài trình bày trên có tại file đính kèm)

Quảng cáo sản phẩm