Kiện Phòng Vệ Thương Mại

Giới thiệu thị trường hàng may mặc Canada
Giới thiệu thị trường hàng may mặc Canada

06/01/2009

Mức tiêu dùng bán lẻ hàng may mặc của Canada vào khoảng trên 20 tỷ đô la Canada (Cad)/ năm, trong đó trên một nửa là quần áo phụ nữ, tiếp đến là quần áo nam giới, số còn lại là quần áo trẻ em và quần áo chuyên dụng khác. Toàn Canada có trên 2.000 nhà sản xuất hàng may mặc. Phần lớn các công ty này do người Canada sở hữu, những công ty có yếu tố nước ngoài chủ yếu là các công ty đa quốc gia của Mỹ. Họ là những công ty lớn và chủ yếu tập trung vào sản xuất quy mô lớn những mặt hàng như: quần jeans, đồ lót. Hàng may mặc được sản xuất trên tất cả các tỉnh bang của Canada, vùng Quebéc vẫn chiếm vị trí hàng đầu, kế đến là tỉnh Ontario và British Colombia. Gần đây các nhà sản xuất chuyển hướng đầu tư, kinh doanh về khu vực nông thôn và các khu dân cư nhỏ.
Nga và Uỷ ban châu Âu ký bản ghi nhớ đảm bảo an toàn thuỷ sản sang Nga
Nga và Uỷ ban châu Âu ký bản ghi nhớ đảm bảo an toàn thuỷ sản sang Nga

06/01/2009

Ngày 18/12/2008 tại Brucxen, ông Sergei Dankvert, Cục trưởng Cục Thú y và Kiểm dịch Động Thực vật Nga (Rosselkhoznadzor) và Paola Testori Coggi, Phó Tổng giám đốc Ban Y tế và Bảo vệ Quyền của Người tiêu dùng Uỷ ban Châu Âu đã ký bản ghi nhớ về đảm bảo vệ sinh an toàn thuỷ sản sang Nga.
Phần lớn thuỷ sản đồ hộp không đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của Nga
Phần lớn thuỷ sản đồ hộp không đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của Nga

29/12/2008

Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Nga cho biết kết quả kiểm tra 10 mẫu thuỷ sản đồ hộp nhập khẩu vào nước này cho thấy 9 trên 10 mẫu không đạt tiêu chuẩn GOST.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật sẽ tăng mạnh
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật sẽ tăng mạnh

22/12/2008

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep): xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật có thể tăng mạnh nhờ thuế quan được giảm và loại bỏ đối với trên 80% giá trị xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang nước này. Đây là kết quả của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), chính thức có hiệu lực tại Nhật Bản và một số nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) kể từ ngày 1/12/2008. Hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới.
Xuất khẩu tranh cát vào Hoa Kỳ
Xuất khẩu tranh cát vào Hoa Kỳ

22/12/2008

Mới đây Công ty tranh cát Vạn Thiên Sa, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất khẩu được 1000 tranh cát nghệ thuật với giá bình quân mỗi bức là 15-16 USD vào thị trường Hoa Kỳ.
Thị trường Cà phê, Chè Hàn Quốc
Thị trường Cà phê, Chè Hàn Quốc

22/12/2008

Thị trường Cà phê Hàn Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu và những năm gần đây tiêu dùng cà phê có tăng trưởng. Uống cà phê đã trở nên phổ biến của người Hàn Quốc. Thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng chuộng các nhãn Cà phê nổi tiếng có chất lượng cao như Starbucks, Seattle’s Best Coffee, Coffee Bean, Rosebud,vvv.
Tìm hiểu thị trường cao su Nhật Bản
Tìm hiểu thị trường cao su Nhật Bản

18/12/2008

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và EU) với các chủng loại được tiêu thụ chủ yếu là RSS 3 và TSR 20. đây là một thị trường tiềm năng và có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường cao su thế giới. Nhật Bản nhập khẩu các loại cao su tự nhiên chủ yếu từ các cao su tiểu điền sản xuất từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Dự trữ cao su thô ở Nhật Bản tính tới ngày 20/11/2008 đã lên tới 7.300 tấn, tăng 38% so với chỉ 10 ngày trước đó. Tuy nhiên, mức dự trữ đó vẫn thấp hơn khoảng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Bản tin các vụ kiện thương mại quốc tế số tháng 7
Bản tin các vụ kiện thương mại quốc tế số tháng 7

17/12/2008

Bản tin các vụ kiện thương mại quốc tế (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) số tháng 10 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Hội đồng tư vấn về Chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ phát hành.
417 418 419 420 421 422 423 424 425