Mười năm áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ở EU: mục tiêu kinh tế và chính trị.

20/10/2013 12:00 - 1981 lượt xem

Tác giả: Lucy Davis

    Nhà nghiên cứu chính sách thương mại của ECIPE

    Email: lucy.davis@ecipe.org

Tóm lược:

Chống bán phá giá là trọng tâm của chính sách thương mại của EU. Việc sử dụng được biện minh là nhằm mục đích xóa bỏ phá giá bất lợi của các công ty nước ngoài và tái thiết lập các điều kiện thương mại “công bằng”. Việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, gây ra các lo ngại về nguy cơ lạm dụng chủ nghĩa bảo hộ như các công cụ phòng vệ thương mại. Hầu hết các nhà kinh tế học đồng ý rằng chống bán phá giá có rất ít tác dụng tới thương mại “không công bằng”. Nhìn chung, các nghi ngại tăng cao về việc các ngành công nghiệp nội địa coi chống bán phá giá là một hình thức bảo hộ, và rằng luật pháp chống bán phá giá hiện tại của EU ủng hộ cho những nỗ lực đó. Bài báo này đưa ra một cái nhìn toàn diện về quá trình 10 năm sử dụng của luật chống bán phá giá tại EU. Bài phân tích sử dụng thông tin của 287 trường hợp chống bán phá giá khởi xướng từ năm 1998 tới 31 tháng 12 năm 2008.

Năm xu hướng được nhận biết gồm:

1. Mục tiêu chính của việc điều tra và các biện pháp là các nhà xuất khẩu từ các thị trường mới nổi, đặc biệt là châu Á – nơi trung tâm mới của cạnh tranh toàn cầu;

2. Các sản phẩm mục tiêu thường tập trung trong các lĩnh vực lợi thế cạnh tranh của EU bị giảm dần, ví dụ, nguyên liệu thô, sản phầm đầu vào công nghiệp và dệt may;

3. Biên độ phá giá phản ánh xu hướng này, đặc biệt cao với ngành hóa chất và thép;

4. Mức độ đánh thuế thường cao hơn nhiều so với biên độ thuế quan, đặc biệt là những công nghệ tối tân;

5. Một khi đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá, các biện pháp chính thức thường sẽ được áp dụng

Quảng cáo sản phẩm