Những ảnh hưởng chính trị trong phán quyết CBPG của EU và US

21/02/2008 12:00 - 1452 lượt xem

 

Bài báo này nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến các phán quyết chống bán phá giá gần đây của Uỷ ban Thương Mại Quốc tế và Bộ Thương Mại Hoa Kỳ và Uỷ ban Châu Âu .
Chúng tôi sử dụng sốliệu từ các vụ kiện cụ thể của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu cùng với sốliệu về sức ép chinh trị để điều tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tốkinh tế vĩ mô và yếu tố ngành đến các quyết định của cơ quan chống bánphá giá. Chúng tôi đưa ra mô hình Probit để phân tích quyết định củacác cơ quan chức năng. Bên cạnh những nhân tố kinh tế, chúng tôi cũngtìm thấy những bằng chứng về ảnh hưởng của nhân tố chính trị như là mộtđộng cơ thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá.

Giới thiệu

Câu chuyện về chống bán phá giá là một câu chuyện dài kỳ và đã có từ lâu. Tuy nhiên, những nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung giải thích các chiến lược chống bán phá giá của những công ty cạnh tranh, sự tác động lẫn nhau giữa các công ty và các chính phủ quản lý thủ tục chống bán phá giá. Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu thực tế về mức độ ảnh hưởng của các thủ tục chống bán phá giá. Tuy nhiên, phân tích trong bài báo này có một đóng góp khác đó là nghiên cứu các nhân tố quyết đinh đến kết quả của các vụ kiện chống bán phá giá. Các nghiên cứu về Mỹ và EU đã tập trung đặc biệt đến những phán quyết chống bán phá giá ban đầu, cụ thể là những phán quyết của Hội đồng Thương mại quốc tế (ITC) và Hội đồng Châu Âu (EC) về thiệt hại đáng kể. Khởi đầu là nghiên cứu Finger et al. (1982), các nhà kinh tế đã xem xét cẩn thận những yếu tố chính trị và kinh tế trong phán quyết chống bán phá giá của Mỹ. Những nghiên cứu gần đây về vấn đề này bao gồm Moore (1992), De Vault (1993), và Hansen và Prusa (1997). Với EU, vấn đề này đã được nghiên cứu bởi Tharakan (1991),Eymann và Schuknecht (1996). Mặc dù kết quả của từng nghiên cứu có thể khác nhau đôi chút nhưng kết luận chung vẫn là các phán quyết về chống bán phá giá chịu tác động bởi mục tiêu bảo hộ giá thuê nhân công, bảo vệ nguồn vốn và cả yếu tố chính trị (nhưng thường không phải là chủ đạo). Sau khi xem xét các phán quyết , Feinberg (2005) đã điều tra 473 vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ diễn ra từ năm 1981 đến 1998 và đã tìm ra lời giải thích cho những yếu tố quyết định đến phán quyết có lợi cho nguyên đơn, đó là cả tác động kinh tế vĩ mô và tác động ngành. Khó khăn lớn nhất của kiểu phân tích này là việc thu thập những số liệu với mức độ phân loại rời rạc (6 con số chuẩn).

Phân tích của chúng tôi nhằm mục đích thử nghiệm một tuyên bố: những yếu tố quyết định của phán quyết được đưa ra bởi cơ quan chống bán phá giá đều mang tính chính trị hoặc kinh tế. Bài báo này được cấu trúc như sau: đầu tiên chúng tôi cụ thể hoá mô hình Probit để phân tích phán quyết của EU và Mỹ; và thứ hai, chúng tôi phân tích những kết quả thu được trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Quảng cáo sản phẩm