Những thách thức của Luật WTO - Chiến lược thích nghi của các nước đang phát triển

06/08/2008 12:00 - 3614 lượt xem

Tác giả: Gregory Shaffer, giáo sư trường đại học luật Wisconsin, Giám đốc trung tâm EU UW, đồng giám đốc trung tâm UW về Thương mại thế giới và Kinh tế toàn cầu (WAGE)Giới thiệuVới việc hình thành Tổ chức Thương mại Thế giới (“WTO”), thuật ngữ luật quốc tế có thể trở nên quen thuộc hơn như luật thông thường mà chúng ta vẫn hiểu. Tuy nhiên, luật này không nhất thiết phải là một quá trình kỹ trị trung lập giống như một số thành phần của nó. Cho dù viễn cảnh về tự do hóa thương mại và việc thi hành tự do hóa thương mại như thế nào, thì các nước đang phát triển và hiến pháp của các nước này vẫn đang ở thế bất lợi trước hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Nếu như Mỹ và Cộng đồng Châu Âu (“EC”) có hàng tá những luật sư chính phủ được đào tạo bài bản và các nước này vẫn thường xuyên trông cậy vào sự trợ giúp từ các công ty, các doanh nghiệp luật tư nhân và các hiệp hội thương mại, thì làm sao các nước đang phát triển có thể có được những lợi thế đó?Các nước đang phát triển khác rất nhiều về quy mô nền kinh tế và vai trò của pháp luật trong hệ thống trong nước của họ. Tuy nhiên, các nước này thường xuyên phải đối mặt với 3 thách thức cơ bản nếu họ muốn tham gia một cách hiệu quả vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Các thách thức này là: (i) thiếu các chuyên gia pháp lý về luật WTO và thiếu khả năng tổ chức thông tin liên quan đến các rào cản thương mại và cơ hội để giải quyết các rào cản này; (ii) các nguồn lực tài chính hạn chế bao gồm cả việc thuê luật sư từ bên ngoài để có thể sử dụng hệ thống pháp lý của WTO một cách hiệu quả - chi phí cho việc này lại ngày càng đắt đỏ; và (iii) sự sợ hãi về áp lực kinh tế và chính trị từ các thành viên có quyền lực thị trường đặc biệt là Mỹ và EC đang làm giảm khả năng của các nước đang phát triển đưa các vụ kiện ra WTO. Về cơ bản chúng ta có thể phân loại những thách thức này là hạn chế về kiến thức pháp luật, tài chính và quyền lực chính trị, hay đơn giản hơn là hạn chế về luật, tiền và chính trị.Bài viết này tìm hiều những chiến lược khác nhau đế ứng phó với 3 thách thức này, trong đó không có chiến lược nào liên quan đến việc cải tiến các quy tắc về Bản ghi nhớ về các Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp của WTO (DSU) hay về luật WTO. Các thành viên WTO đã thảo luận về việc sửa đổi DSU thông qua một phiên đàm phán đặc biệt từ năm 1997 nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận nào. Bài viết này không đề cập đến những thách thức do chính các quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO tạo ra chẳng hạn như các biện pháp chưa đủ mạnh của hệ thống đã làm giảm những ích lợi khi tham gia. Nó cũng không đề cập đến những tác động của luật WTO đến chi phí khi tham gia. Các vấn đề này sẽ được bàn đến trong một nghiên cứu riêng.Do hạn chế nguồn lực, các nước đang phát triển rõ ràng sẽ chọn cách dành nhiều nguồn lực cho các ưu đãi phát triển liên quan đến thương mại hơn là giải quyết tranh chấp WTO. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp lý thực sự vì lợi ích của họ, họ sẽ cần phải xem xét lại các cách thức với chi phí hợp lý để tận dụng được hệ thống luật pháp này. Mặc dù các nước đang phát triển và đặc biệt là các quốc gia nhỏ hơn có thể không có giao dịch thương mại với một khối lượng lớn và nhiều loại sản phẩm như các nước lớn, nhưng các rào cản thương mại mà các nước này gặp phải có thể có tác động lớn đến nền kinh tế của họ. Vì vậy, cần phải rà soát lại các chiến lược cho các quốc gia đang phát triển này để tận dụng tốt hơn hệ thống hiện tại.
Quảng cáo sản phẩm