Thách thức phương pháp Nền kinh tế phi thị trường do EU và Hoa Kỳ áp dụng đối với TQ trong điều tra chống bán phá giá

31/12/2013 12:00 - 2032 lượt xem

Ji Ma

Tóm lược:

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một thể chế chung cho thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu. Trong điều tra chống bán phá giá, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu(EU) luôn coi Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường (NME), đã khiến Trung Quốc phải chịu các thiệt hại lớn hơn nhiều so với việc coi Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.

Bàiviết giải thích phương pháp nền kinh tế phi thị trường do EU và Hoa kỳ áp dụngtrong điều tra chống bán phá giá đối với Trung Quốc là vi phạm nguyên tắc Tốihuệ quốc (MFN) vốn được coi là nguyên tắc vàng trong WTO. Vấn đề nền kinh tếphi thị trường cũng tái xuất hiện gần đây trong các vụ việc điều tra chống bánphá giá ở WTO, vốn được coi là quan trọng với Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, và cả thếgiới nói chung. Thông qua việc xem xét các nghiên cứu và phân tích các vụ việcliên quan, tác giả đã nhận ra rằng vấn đề nền kinh tế phi thị trường chưa thậtsự được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền trong WTO. Mặc dù có một vài sựkhác biệt giữa phương pháp áp dụng của EU và Hoa Kỳ nhưng khái niệm chung về nềnkinh tế phị trường của EU và Hoa kỳ vẫn có nhiều sự tương đồng.

 

Ba yếutố cần xét tới khi quyết định sự vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) là “lợithế”, “sự giống nhau” và “tự nguyện và ngay lập tức”. Việc coi Trung Quốc là nềnkinh tế phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá ở WTO thỏa mãn cả ba yếutố nêu trên, và do đó vi phạm nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN). Vì thế, EU và HoaKỳ nên cân nhắc và sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành và các biện pháp cụthể mang tính phân biệt đối xử trong hoạt động điều tra chống bán phá giá.

Tảinghiên cứu tại đây: 

 

Tải tài liệu
Anti-Dumping Action in World Trade Organization against China_0.pdf
Quảng cáo sản phẩm