Thực tiễn điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Ấn Độ

24/11/2022 03:46 - 365 lượt xem

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tính đến hết năm 2021, Ấn Độ là quốc gia sử dụng thường xuyên nhất các biện pháp CBPG. Trong gần 6500 vụ việc điều tra CBPG được khởi xướng trên toàn cầu, Ấn Độ khởi xướng 1.100 vụ việc, chiếm 16.95%. Về các biện pháp CBPG đã áp dụng, Ấn Độ áp dụng 767 biện pháp CBPG, chiếm 17.63% trong tổng số 4350 biện pháp CBPG được áp dụng. 

 

Bảng 1: Các nước sử dụng biện pháp CBPG nhiều nhất (1995-2021)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Năm 2021, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 tới sản xuất toàn cầu, số lượng các vụ điều tra CBPG mới được khởi xướng đã giảm đi đáng kể, so với xu hướng gia tăng trong các năm trước đó.  Ấn Độ khởi xướng 29 vụ điều tra CBPG trong năm 2021 so với 92 vụ năm 2020 và 59 vụ năm 2019 trước đó. 

 

Bảng 2: Xu hướng khởi xướng điều tra CBPG của một số nền kinh tế (2017-2021)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Các quốc gia/vùng lãnh thổ bị áp dụng biện pháp CBPG nhiều nhất tại Ấn Độ 


Theo thống kê của WTO, Ấn Độ sử dụng biện pháp CBPG nhiều nhất đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ các quốc gia/vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia và Hoa Kỳ. Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc với tổng cộng 268 vụ việc tương đương 24.36% trong 1.100 vụ điều tra khởi xướng; và 207 biện pháp CBPG áp dụng, chiếm 27% trong số 767 biện pháp mà Ấn Độ đang áp dụng. 


Đối với Việt Nam, hàng xuất khẩu Việt Nam không nằm trong 10 quốc gia/vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ biện pháp CBPG của Ấn Độ, có 12 sản phẩm của Việt Nam hiện đang chịu biện pháp CBPG. 

 

Bảng 3: Tốp các nước bị điều tra CBPG nhiều nhất bởi Ấn Độ (1995-2021)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Các nhóm sản phẩm bị áp thuế CBPG nhiều nhất tại Ấn Độ 


Có rất nhiều ngành hàng bị áp dụng các biện pháp CBPG bởi các thành viên WTO trên toàn cầu. Trong đó, kim loại cơ bản và các sản phẩm của chúng là lĩnh vực bị áp thuế CBPG nhiều nhất, chiếm đến 33% tổng số vụ việc bị áp dụng biện pháp CBPG trên toàn cầu, tiếp đến là các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất (chiếm 21%) và nhựa, cao su (chiếm 12%). Có thể thấy, các sản phẩm công nghiệp dường như là đối tượng chủ yếu của các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới. 

 

Bảng 4: Nhóm sản phẩm bị áp biện pháp CBPG nhiều nhất thế giới (1995-2021)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Tại Ấn Độ, biện pháp CBPG áp dụng nhiều nhất đối với các nhóm sản phẩm: hóa chất (47%); nhựa, cao su (14%); kim loại cơ bản (10%); các sản phẩm dệt may (10%); máy móc thiết bị (9%)

 

Bảng 5: Nhóm sản phẩm bị áp biện pháp CBPG nhiều nhất tại Ấn Độ (1995-2021)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI 

Quảng cáo sản phẩm