Thuế chống bán phá giá trong Nông nghiệp: Hạn chế thương mại hay chệch hướng thương mại?

20/10/2013 12:00 - 2039 lượt xem

Tác giả: Tiến sỹ Nisha Malhotra

            Giảng viên

            Đại học British Columbia,

            997-1873 East Mall,

            Vancouver,BC, V6T 1Z1, Canada.

            Email: nisha@interchange.ubc.ca

              Horatiu A. Rus

            Nghiên cứu sinh Tiến sỹ

            Đại học British Columbia

            997-1873 East Mall, Vancouver,B.C., V6T 1Z1, Canada

            Email: horatiu@interchange.ubc.ca

             Shinan Kassam

            Nghiên cứu sinh Tiến sỹ

            Đại học British Columbia

            # 336- 2357 Main MallVancouver, B.C. V6T 1Z4, Canada

            Email: skassam@telus.net

Giới thiệu

Trong bài viết này, chúng tôi phân tích liệu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong nông nghiệp có hiệu quả trong việc hạn chế thương mại hay không. Đặc biệt, áp đặt thuế chống bán phá giá sẽ hạn chế nhập khẩu một số hàng hóa nhất định, hay liệu có sự chuyển hướng nguồn cung hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia liên quan trong vụ kiện chống bán phá giá sang các quốc gia không liên quan trong vụ kiện?

Câu hỏi này rất quan trọng đưa ra hỗ trợ cần thiết cho tự do hóa nông nghiệp trong vài vòng đàm phán thương mại gần đây của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tổ chức. Tại đó, các nước đang phát triển đã tìm kiếm những cơ chế thương mại tự do hơn trong lĩnh vực Nông nghiệp (Anania 2005). Vấn đề chính bàn bạc là việc xóa bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu, cắt giảm theo lộ trình thuế quan và cắt giảm trợ giúp nội địa hay trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, thường thì, thay vì bước vào quá trình chuyển dịch đồng nhất sang thương mại tự do, tự do hóa thương mại thường liên quan tới việc chuyển từ hình thức bóp méo thương mại này sang hình thức khác. Đặc biệt, có thể thấy trong trường hợp tự do hóa thương mại của ngành công nghiệp chế tạo, các quốc gia thường tăng cường bổ sung cho mức thuế thấp hơn bằng thuế chống bán phá giá. Feinberg và Olson (2005) dựa trên kinh nghiệm cho rằng chính các quốc gia đồng ý cắt giảm thuế quan lớn hơn ở vòng đàm phán Uruguay thường sẽ là những nước sử dụng luật chống bán phá giá nhiều hơn để bảo hộ nền sản xuất nội địa. Vì vậy, quay về vấn đề cụ thể đang xem xét, nếu sử dụng thuế chống bán phá giá trong lĩnh vực nông nghiệp cũng hiệu quả như một hàng rào thương mại (tức là hơi chệch hướng thương mại một ít), thì điều đó cần được chỉ rõ. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu liệu thuế chống bán phá giá có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong trường hợp một biện pháp thuế quan đều đặn như thuế MFN (tối huệ quốc), tất cả các công ty nước ngoài đều bị ngăn cản tiếp cận với thị trường nội địa, và được lợi từ mức giá cao này chỉ có các nhà sản xuất nội địa. Tuy nhiên,điều này không đúng với thuế chống bán phá giá. Nếu tất cả các công ty nước ngoài (hay quốc gia) đều chính thức khẳng định các trường hợp chống bán phá giá, các công ty nội địa cũng phải chia sẻ một phần thiệt hại thông qua mức giá cao hơn mức thắng thế trước đây. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của pháp luật chống bán phá giá là thường chỉ có một nhóm nhỏ các nước xuất khẩu hay công ty nước ngoài được xem như là phá giá “hợp pháp”. Khi một vài quốc gia hay công ty được loại trừ khỏi kiện chống bán phá giá, thì những sự loại trừ này cũng thật dễ hiểu hoặc các công ty nước ngoài vô danh cùng gặp phải thiệt hại liên quan tới, hay là sự loại trừ của các nhà sản xuất nội địa. Trường hợp thứ hai có thể xuất hiện để chuyển hướng thương mại sang những nước nhỏ khác.

Hiện nay tồn tại một lượng tài liệu đồ sộ, cả mang tính lý thuyết và dựa trên kinh nghiệm, nhằm nâng cao tính hiệu quả (và sự kết quả) của điều tra chống bán phá giá lên các mô hình thương mại cho các nước nhập khẩu, liên quan nhiều tới kiểm tra cho các tác động của chuyển hướng thương mại. Staiger và Wolack (1994), Prusa (1997), Vandenbussche et al (1999), Malhotra và Rus (2008) và Prusa (2001) là một vài công trình có liên quan mật thiết với bài viết của chúng tôi. Prusa (1997) đã đi trước các bằng chứng hiện nay về tính hiệu quả của hành động chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong khi Vandenbussche et al (1999) cố gắng để tính toán được tác động của các biện pháp chống bán phá giá của EU về luồng nhập khẩu và đối lập hoàn toàn với kết quả của học với nghiên cứu Prusa (1997). Chúng tôi thêm vào các tài liệu này bằng cách tập trung vào mỗi chuyển hướng thương mại trong nông sản và tập trung phần lớn vào tính hiệu quả của điều tra chống bán phá giá đối với nông sản của Hoa Kỳ.

Các nghiên cứu trước đây đã cố gắng đánh giá tính hiệu quả của luật pháp chống bán phá giá bằng cách tập hợp tất cả các mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp. Trong khi kết luận và nhận thức đã được quan tâm, tập trung vào nông nghiệp bằng cách loại trừ các sản phẩm công nghiệp có thể đem lại kết quả khác bởi vì bản chất khác nhau của hàng hóa trong hai lĩnh vực này, ví dụ như (i) tính mùa vụ, (ii) dễ hư hại, (iii) nhận diện qua mã di truyền và (iv) đại lý bán sản phẩm dư thừa.

Tính mùa vụ là một khía cạnh quan trọng trong trao đổi các nông sản tươi và tính hiệu quả của các quốc gia không tên tuổi nhằm nắm bắt được lợi ích của chuyển hướng thương mại phụ thuộc nhiều vào các kênh marketing. Điều này trái ngược hoàn toàn với các mặt hàng công nghiệp có thể giữ trong kho và giao hàng tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, chứ không dễ bị hỏng, thối.

Ngoài ra, để pháp luật chống bán phá giá hiệu quả với vai trò bảo hộ, một điều kiện cần thiết là các công ty nước ngoài khẳng định bán phá giá đều bị quản lý chặt chẽ từ gửi hàng hóa thông qua nước thứ ba nhằm tránh thuế chống bán phá giá. Trong trường hợp hàng công nghiệp, sự nhận biết xuất xứ có thể, hầu như được coi là hơi khó. Lốp cao su sản xuất ở Trung Quốc có thể bị nhầm với lốp cao su sản xuất ở Pakistan, đặc biệt là nếu mủ cao su từ hai quốc gia này cùng nhập khẩu từ cùng một nguồn, ví dụ như Malaysia. Tuy nhiên, hàng nông sản có thể được nhận biết thông qua mã di truyền, và lộ trình đi qua nước thứ ba có thể dễ dàng được nhận biết. Vì vậy, có vẻ như rất khó tìm được một hình thức chệch hướng thương mại phân biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cuối cùng, nông sản tươi có các lợi thế về tính sẵn có của một vài đại lý khác trong trường hợp một vụ kiện chống bán phá giá được tiến hành. Với lĩnh vực chế xuất, sự khác biệt về định chuẩn kích thước (tiêu chuẩn đo lường) và hiệu điện thế, cũng như đặc điểm sản phẩm khác làm phức tạp thêm quá trình tìm kiếm thị trường thay thế cho Hoa Kỳ, và vì vậy một công ty nước ngoài dường như phải chịu gánh nặng thuế cao hơn để tham gia vào thị trường Hoa Kỳ. Một hạn chế nhập khẩu có thể sẽ được nhận biết một khi thuế chống bán phá giá có các tác động vào việc sản xuất các hàng hóa, nếu có. Trái lại, các nông sản tươi có những lựa chọn về thị trường thay thế sẵn có (trừ các quy định vệ sinh và sức khỏe) và ở những nơi không có, lĩnh vực gia công có thể hấp thu lượng hàng dư thừa. Đặc điểm này của hàng nông sản khiến các công ty nước ngoài dễ dàng bỏ qua thị trường Hoa Kỳ và tìm kiếm các lĩnh vực gia công khác. Do đó, nếu thuế chống bán phá giá bị hạn chế, ta có thể thấy tác động với nhập khẩu nông sản nhanh hơn tác động với các sản phẩm chế xuất.

Chúng tôi, đúng như kỳ vọng, tìm ra thuế chống bán phá giá có tác động mạnh mẽ lên nhập khẩu nông sản từ các nước bị kiện. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi cũng chỉ ra rằng chỉ có một ít chuyển hướng thương mại sang các nước không bị kiện trong vụ kiện chống bán phá giá. Trái ngược với nghiên cứu trước đó, ví dụ như của Prusa (1997), chúng tôi tìm ra một chút thay đổi về luồng thương mại của hàng nông sản từ các nước bị kiện khi có một phán quyết phủ định cho chống bán phá giá, và được gọi là “tác động điều tra”. Dường như chống bán phá giá là một chính sách bảo hộ thương mại hiệu quả có thể bù đắp cho việc cắt giảm thuế thông qua các đàm phán quốc tế về thương mại trong lĩnh vực nông sản. Kết quả của chúng tôi hàm ý rằng đưa chống bán phá giá vào vòng đàm phán tiếp theo của đàm phán nông nghiệp là cần thiết.

Sử dụng các số liệu của Hoa Kỳ, Prusa (1997) kết luận rằng (i) thuế chống bán phá giá về căn bản hạn chế khối lượng thương mại từ các quốc gia bị kiện và đặc biệt với các trường hợp khi bị áp tỷ lệ thuế rất cao và (ii) chuyển hướng thương mại đáng kể xuất hiện từ các quốc gia bị kiện sang các quốc gia không bị kiện, với mức độ chuyển hướng thương mại càng lớn nếu mức thuế càng lớn. Do đó, theo số liệu của Hoa Kỳ, luật chống bán phá giá có lợi cho các quốc gia và công ty không bị kiện trong vụ điều tra thông qua mức giá và khối lượng thương mại tăng đáng kể. Ngược lại, Vandenbussche et al (1999) cho rằng chỉ có một ít hoặc không có chuyển hướng thương mại xuất hiện theo số liệu của Liên Minh Châu Âu. Giả định của họ xuất phát từ những sự khác biệt bao gồm (i) khác biệt về tình trạng phân bố, (ii) bản chất của pháp luật chống bán phá giá cũng như khác biệt trong cách tính tiền phạt và (iii) việc thiếu tính minh bạch và sự gia tăng của sự thiếu ổn định liên quan tới bảo hộ do EU áp dụng. Kết quả của chúng tôi trong lĩnh vực nông nghiệp cũng gần tương tự với nghiên cứu của Prusa đến tận vấn đề hạn chế thương mại được đề cập, nhưng chúng tôi chưa tìm thấy bất kỳ chứng cứ nào về chuyển hướng thương mại.

Bài viết này được chia thành các chương sau. Chương hai cung cấp đặc điểm về điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Chương ba đưa ra số liệu chi tiết và cung cấp vài thông tin về lĩnh vực chuyển hướng thương mại với số liệu thu thập được. Chương bốn xây dựng nên các mô hình định lượng kinh tế và cung cấp kết quả phân tích và chương năm là kết luận.

Quảng cáo sản phẩm